Tội phạm tài chính lộng hành khắp châu Á-Thái Bình Dương

Tội phạm công nghệ cao đang lộng hành khắp châu Á- Thái Bình Dương gây tổn hại cho xã hội hàng tỷ USD. Ảnh minh họa
Tội phạm công nghệ cao đang lộng hành khắp châu Á- Thái Bình Dương gây tổn hại cho xã hội hàng tỷ USD. Ảnh minh họa
TPO - Báo cáo mới đây của Quỹ Walk Free và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, gần một nửa số doanh nghiệp châu Á –Thái Bình Dương là nạn nhân của các loại tội phạm tài chính.

Các nhà điều tra đã phỏng vấn 2.300 lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn lớn trong khu vực, trong đó có một số doanh nghiệp Trung Quốc và biết được một sự thật rằng, các doanh nghiệp đã mất một khoản tiền lớn vì các hoạt động lừa đảo, trộm cắp, rửa tiền.

Điều này đã nói lên một thực tế chua xót rằng, tội phạm tài chính đang lộng hành và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong khu vực. Một mạng lưới kinh tế ngầm đã được hình thành và điều khiển hoạt động của hơn 40 triệu người lao động làm việc như nô lệ.

Gần một nửa doanh nghiệp lớn trong khu vực là nạn nhân

Báo cáo với tiêu đề “Tiết lộ chi phí thật của tội phạm tài chính” là một trong những cuộc điều tra toàn diện nhất cho tới nay. Báo cáo này đã đưa ra con số giật mình: Gần một nửa các doanh nghiệp ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương là nạn nhân của trộm cắp, hàng giả, rửa tiền và các loại tội phạm tài chính khác.

Có tới 49% người được hỏi trong cuộc điều tra do Thomson Reuters thực hiện đã thừa nhận rằng, doanh nghiệp của họ là nạn nhân của bọn tội phạm tài chính suốt 12 tháng qua.

Tội phạm công nghệ cao và gian lận được cho là những tội phạm phổ biến nhất. Tỉ lệ tội phạm này khá cao mặc dù các doanh nghiệp đã chi rất mạnh ( chiếm tới 3,1% doanh thu hàng năm) để chống lại các hoạt động tài chính phi pháp.

Ước tính hơn 40 triệu người lao động tại khu vực châu Á- Thái Bình đang làm việc trong điều kiện như nô lệ. Năm quốc gia trong khu vực gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan có tỉ lệ nô lệ thời hiện đại cao nhất thế giới, chiếm tới 60%.

Bà Julia Walker, phụ trách về những vấn đề rủi ro trong lao động khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Thomson Reuter nhận định: “ Nhiều người bị ép làm việc hoặc được hỗ trợ tài chính thông qua những hoạt động ngầm của doanh nghiệp mà họ không hề biết. Tội phạm tài chính đã gây ra những thiệt hại không thể tính được khắp thế giới. Các hành vi hối lộ, tham nhũng, gian lận, buôn bán ma túy và các hoạt tội phạm có tổ chức đều có dính líu tới việc tài trợ cho các tổ chức khủng bố, lạm dụng nhân quyền như lao động trẻ em, nô lệ và tội phạm môi trường”.

Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG