Tội phạm lừa đảo người Trung Quốc đến Mông Cổ

Các nghi phạm lừa đảo qua mạng bị dẫn giải về Trung Quốc.
Các nghi phạm lừa đảo qua mạng bị dẫn giải về Trung Quốc.
TP - Ông Gerel Dorjpalam, Tổng cục trưởng Tình báo Quốc gia Mông Cổ (General Intelligence Agency) cho biết: Ngày 29/10, cảnh sát thủ đô Ulaanbaatar đã tiến hành một cuộc đột kích 4 địa điểm, bắt giữ khoảng 800 người Trung Quốc…

Ngày 31/10, Reuters đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ cùng ngày đã xác nhận: “Theo cảnh sát Mông Cổ, ngày 30, một số người có thể là công dân Trung Quốc bị nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động lừa đảo viễn thông ở Mông Cổ. Cảnh sát Mông Cổ đã thực hiện các biện pháp thực thi pháp luật chống lại họ và hiện đang điều tra thu thập bằng chứng”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ cho biết, hiện nay các kênh hợp tác giữa Trung Quốc và Mông Cổ trong lĩnh vực an ninh, thực thi pháp luật rất suôn sẻ, hai bên đang duy trì liên lạc và hợp tác chặt chẽ. Tin rằng vụ việc sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Đại sứ quán cũng nhắc nhở các công dân Trung Quốc tại Mông Cổ tăng cường nhận thức về phòng ngừa và cảnh giác trước nạn lừa đảo qua mạng viễn thông.

Reuters đưa tin, phía Mông Cổ cho biết họ đã tiến hành một cuộc điều tra kéo dài hai tháng trước khi tiến hành bắt giữ. Tất cả 800 công dân Trung Quốc bị bắt giữ đều sử dụng visa du lịch 30 ngày tới Mông Cổ để tiến hành các hoạt động liên quan đến các tội đánh bạc bất hợp pháp, lừa đảo, hack máy tính, đánh cắp danh tính (identity theft) và rửa tiền. Ông Gerel Dorjpalam nói: “Cho đến nay, chúng tôi nghi ngờ họ có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu điều tra”.

Tội phạm lừa đảo người Trung Quốc đến Mông Cổ ảnh 1  Một số phương tiện của bọn tội phạm bị thu giữ

Theo dữ liệu thống kê, khoảng 480.000 khách du lịch nước ngoài đã vào Mông Cổ trong 3 quý đầu năm nay, trong đó công dân Trung Quốc chiếm gần một phần ba. Theo báo cáo, trong ba quý đầu năm 2019, số công dân Trung Quốc tới Mông Cổ tăng 10,7%. Các nhà phân tích cho rằng các nhóm tội phạm này có thể đổ sang Mông Cổ sau khi các nước Đông Nam Á như Campuchia và Philippines đã tăng cường nỗ lực chống lại các nhóm tội phạm mạng người Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ cho biết trong một thông báo rằng tệ nạn lừa đảo qua mạng hiện nay đối với công dân Trung Quốc ở nước ngoài chủ yếu là “giả bắt cóc để tống tiền” và “mạo danh cơ quan kiểm sát, tòa án”.

Điều đặc biệt đáng chú ý là gần đây còn phát hiện một số thủ đoạn lừa đảo viễn thông mới như sử dụng ứng dụng APP điện thoại di động, phần mềm trò chơi..., để khéo léo dụ dỗ đương sự hoặc thông qua virus Trojan tích hợp để lừa lấy thông tin cá nhân của nạn nhân, tài khoản tiền gửi, mật khẩu và các thông tin quan trọng khác dẫn đến lợi ích của đương sự bị tổn hại. Tuy nhiên, Mông Cổ không phải là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn lừa đảo qua mạng của tội phạm người Trung Quốc ở nước ngoài.

Hoạt động lừa đảo của người Trung Quốc những năm gần đây chủ yếu tập trung ở các nước Đông Nam Á. Bắt đầu từ năm 2016, Bộ Công an Trung Quốc đã hơn 10 lần tới các nước Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar để triệt phá các hang ổ tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông ở nước ngoài, 8 lần thuê máy bay để áp giải các nghi phạm hình sự ở nước ngoài về, phá vỡ 26 ổ nhóm và bắt giữ hơn 400 nghi phạm hình sự.

Kể từ đầu năm 2019, thông tin phản hồi từ cảnh sát nhiều địa phương ở Trung Quốc về tội phạm lừa đảo đã được tổng kết. Nhiều địa phương đã truy lùng ra các băng nhóm và nghi phạm lừa đảo đều dẫn tới các hang ổ nằm ở Đông Nam Á, khiến khu vực này dần trở thành một “căn cứ lừa đảo” lớn ở châu Á. Điều đáng nói là các hoạt động của công dân Trung Quốc bị cáo buộc tham gia vào hoạt động phạm tội lừa đảo mạng ở nước ngoài đã xuất hiện thường xuyên trong những năm gần đây với quy mô và số người liên quan cũng đang gia tăng mạnh.

Ngày 17/8/2019, cảnh sát Campuchia thông báo đã bắt giữ gần 400 nghi phạm hoạt động lừa đảo qua mạng tại nước này. Những nghi phạm này đều là người Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan. Cảnh sát Campuchia cho biết, mấy năm qua họ đã bắt và dẫn độ về Trung Quốc hơn 600 nghi phạm hoạt động lừa đảo qua mạng gồm người Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan.

Mặc dù việc dẫn độ các nghi phạm người Đài Loan về Trung Quốc Đại Lục bị Đài Bắc phản đối, nhưng Campuchia giải thích họ làm như thế vì phía Bắc Kinh cho rằng các nạn nhân của các băng nhóm lừa đảo này đều là người Trung Quốc Đại Lục nên các tội phạm phải bị Trung Quốc xét xử.

Hồi tháng 9, cơ quan thực thi pháp luật Philippines đã bắt giữ 324 nghi phạm người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp tại Puerto Princesa liên quan đến đánh bạc bất hợp pháp và lừa đảo qua mạng. Sau những hoạt động phối hợp triệt phá các băng nhóm lừa đảo mạng tại các nước Đông Nam Á giữa cảnh sát Trung Quốc và các nước, có vẻ bọn tội phạm đã tìm ra “thánh địa” mới là Mông Cổ.

Văn phòng Hội nghị Liên bộ của Quốc Vụ viện Trung Quốc về chống các hoạt động phạm tội kiểu mới qua mạng viễn thông mới đây đã quyết định kể từ ngày 14/10/2019, bắt đầu niêm phong tài khoản, ngừng giao dịch thanh toán qua mạng xã hội các loại tài khoản QQ, WeChat, Alipay, POS, v.v. đối với vùng bắc Myanmar – nơi được cho là địa bàn có hoạt động lừa đảo mạng viễn thông nghiêm trọng. 

MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.