Cuộc tọa đàm sẽ bắt đầu lúc 14h chiều thứ Sáu 21/8/2015.
Tham dự tọa đàm có các vị khách mời:
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Khuông - Tổng thư ký Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam
2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam
3. TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
4. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường.
Amiang trắng được khẳng định là có hại cho sức khỏe con người. Tác hại của Amiang đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi – Amiang, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng...
Amiang là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm nhất ước tính gây ra 50% số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiang vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người…
Tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng quan điểm này. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 yêu cầu các bộ ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất Amiang trắng và lộ trình dừng sử dụng Amiang vào năm 2020.
Mới đây, đầu tháng 5/2015, tại Geneve, Thụy Sĩ đã diễn ra hội nghị lần thứ bảy Công ước Rotterdam về các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hay nông nghiệp. Một trong những nội dung chính được quan tâm của hội nghị là vấn đề đưa một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu nguy hiểm vào danh sách các chất độc cần được quản lý chặt chẽ.
Amiang trắng là một trong năm hóa chất được xem xét đưa vào phụ lục III của công ước Rotterdam. Tuy nhiên, Aminang trắng vẫn không vượt qua được nguyên tắc đồng thuận 100% để được đưa vào Phụ Lục III của công ước Rotterdam. Cuộc chiến vận động dừng sử dụng Amiang ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.
Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chất Amiang trắng, cũng như những nỗ lực, khó khăn trong tiến trình vận động chống sử dụng Amiang vào năm 2020, báo điện tử Tiền Phong tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020”.
Cuộc tọa đàm “Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020” sẽ bắt đầu lúc 14h chiều thứ Sáu 21/8/2015 trên báo điện tử Tiền Phong (www.tienphong.vn) Trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi.
Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu
DANH SÁCH KHÁCH MỜI
-
Tổng thư ký Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam
-
Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam
-
Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
-
Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường
Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chất Amiang trắng cũng như những nỗ lực, khó khăn trong tiến trình vận động chống sử dụng Amiang vào năm 2020, báo điện tử Tiền Phong tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020”.
Cuộc tọa đàm bắt đầu lúc 14h chiều thứ Sáu 21/8/2015.
Tham dự tọa đàm có các vị khách mời:
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Khuông - Tổng thư ký Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam
2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam
3. TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
4. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường.
Amiang trắng được khẳng định là có hại cho sức khỏe con người. Tác hại của Amiang đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi – Amiang, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng...
Amiang là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm nhất ước tính gây ra 50% số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiang vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người…
Tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng quan điểm này. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 yêu cầu các bộ ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất Amiang trắng và lộ trình dừng sử dụng Amiang vào năm 2020.
Mới đây, đầu tháng 5/2015, tại Geneve, Thụy Sĩ đã diễn ra hội nghị lần thứ bảy Công ước Rotterdam về các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hay nông nghiệp. Một trong những nội dung chính được quan tâm của hội nghị là vấn đề đưa một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu nguy hiểm vào danh sách các chất độc cần được quản lý chặt chẽ.
Amiang trắng là một trong năm hóa chất được xem xét đưa vào phụ lục III của công ước Rotterdam. Tuy nhiên, Aminang trắng vẫn không vượt qua được nguyên tắc đồng thuận 100% để được đưa vào Phụ Lục III của công ước Rotterdam. Cuộc chiến vận động dừng sử dụng Amiang ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.
Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chất Amiang trắng, cũng như những nỗ lực, khó khăn trong tiến trình vận động chống sử dụng Amiang vào năm 2020, báo điện tử Tiền Phong tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020”.
Các vị khách mời tham gia tọa đàm với chủ đề “Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020” tại báo điện tử Tiền Phong. |
- 1. Thời gian: Thứ năm, ngày 20/08/2015 - 21:30
- 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong
Các chuyên gia có thể ước tính so sánh trong điều kiện thực tế của Việt Nam thì chi phí loại bỏ hoàn toàn vật liệu amiang trắng có quá lớn so với chi phí đầu tư vào công nghệ để sử dụng amiang trắng an toàn dẫn đến giảm thiểu rủi ro bệnh tật?
Về chi phí xã hội có thể kể đến chi phí loại bỏ và thay thế vật liệu, sản phẩm, chi phí đầu tư công nghệ, chi phí đưa sản phẩm ra thị trường... nhưng cũng phải kể đến chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phí khắc phục hậu quả bệnh tật về lâu dài. Trong quá khứ, trên thế giới đã có những ví dụ điển hình về việc áp dụng công nghệ, sử dụng vật liệu có tính ưu việt khi áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể, như thuốc trừ sâu DDT, chất phụ gia PCB trong dầu biến thế, chất PBDE trong vật liệu làm chậm cháy. Nhưng sau này, thế giới đã phát hiện ra những tác hại rất lớn của các chất này đối với môi trường và sức khỏe. Việc này đã dẫn đến các quyết định cấm, hạn chế sử dụng, khuyến khích thay thế các hóa chất này trên phạm vi toàn cầu. Chi phí xã hội phải bỏ ra để khắc phục hậu quả về môi trường và sức khỏe do các chất này gây ra vô cùng lớn. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một kinh nghiệm, bài học cần được quan tâm ở Việt Nam.
Xin các chuyên gia cung cấp thêm kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đã trải qua quá trình chuyển đổi từ amiang trắng sang các chất liệu thay thế khác như thế nào? Họ cần bao nhiêu năm để chuyển đổi thành công? Yếu tố nào làm nên sự thành công đó? Cái được và mất là gì?
Theo tôi được biết, từ khi nhận thức được tác hại gây các bệnh hiểm nghèo do Amiang gây nên, nhiều nước công nghiệp phát triển đã xây dựng lộ trình dừng hoàn toàn việc dùng Amiang ở nước họ với lộ trình dài ngắn khác nhau. Còn ở Việt Nam ngày nay khi đã biết tác hại của Amiang với sức khỏe con người từ các viện nghiên cứu của WHO, từ ILO và từ những nước đã và đang chịu hậu quả nặng nề do việc sử dụng Amiang trong quá khứ, chúng ta nên và cần khẩn trương, nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải trong công văn 7307/VPCP là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng Amiang vào năm 2020. Doanh nghiệp nào chậm chuyển đổi sẽ đối mặt với khó khăn khi cần sự cộng tác của các chuyên gia trong việc cải tạo dây chuyền sản xuất tấm lợp Amiang.
Tôi được biết “cuộc chiến” (xin được ví von thế) DÙNG & KHÔNG DÙNG Amiang trắng (asbestos chrysotile) là rất cam go. Nhưng với quản lý nhà nước cấp ra quyết sách thì họ cần bằng chứng khoa học. Các nước có nền công nghiệp khai thác và xuất khẩu Amiang như Canada, Brazil, Ấn Độ, Nga, Italia,… đã có những nghiên cứu dài hơi (và cả kiện tụng) từ 2 phe ủng hộ CẤM và ủng hộ SỬ DỤNG amiang trắng. Vậy Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, đã có những nghiên cứu gì về tác hại của Amiang trắng với chính người Việt Nam chưa? Nếu chưa, tại sao, Hội không mời các nhà khoa học có công trình về ung thư trung biểu mô, về tác hai của Amiang với môi trường xã hội từ Canada, Brazil, Ấn Đội sang tham gia hội thảo của Bộ Công thương & Bộ Xây dựng, và trình bày công trình của họ ? ( như TS. Barry Castleman, GS. Geoffrey Tweedale, TS. Laurie Kazan-Allen, BS. TS. Ubiratan de Paula Santos,…)
Hiện tại có một số nghiên cứu về tác hại của Amiang trên sức khỏe của người dân tiếp xúc với Amiang ở Việt Nam. Hiện nay Bộ Y tế đang đề xuất với Bộ Khoa học Công nghệ tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng lâu dài và xác định các biện pháp giảm thiểu tác động độc hại của Amiang trắng đối với sức khỏe và môi trường Việt Nam, trong đó có hợp tác với một số nước có kinh nghiệm về phòng chống tác hại của Amiang đối với sức khỏe của người tiếp xúc và môi trường, ví dụ Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết dự định tiến hành thêm các nghiên cứu về vật liệu xây dựng thay thế (không chứa amiăng trắng) cũng như công nghệ xử lý chất thải có chứa amiăng trắng.Xin ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đề cập và thực hiện vật liệu thay thế amiăng trắng sẽ có tác động như thế nào tới đời sống, xã hội? (gồm nhận thức của người dân, chi phí giá thành, lao động sản xuất tấm lợp…)
Đối với hơn 5.000 lao động đang làm việc trong nhà máy sản xuất tấm lợp có Amiang mà chuyển sang sản xuất tấm lợp không Amiang thì cũng tránh được nguy cơ phơi nhiễm chất độc Amiang mà từ trước đến nay họ phải tiếp xúc. Tôi nghĩ đối với họ, cái quan trọng là công ăn việc làm, miễn là không bị thất nghiệp, còn vẫn có việc làm mà lại làm trong môi trường an toàn cho sức khỏe thì đó là điều đáng mừng cho người lao động.
Theo lộ trình, đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng sử dụng amiang trắng. Đến thời điểm này, vẫn còn không ít thông tin đa chiều về amiang trắng. Xin hỏi các vị khách mời, muốn tìm hiểu thông tin về amiang, người dân có thể tìm ở đâu? Các vị có lời khuyên gì với người dân trong việc cùng với Chính phủ nỗ lực thực hiện lộ trình dừng sử dụng amiang trắng vào năm 2020?
Đúng là hiện nay có những thông tin trái chiều. Thông tin chuẩn, đầy đủ nhất các bạn có thể liên hệ với đại diện Tổ chức Y tế thế giới ở Hà Nội, với Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) với văn phòng Tổ chức lao động quốc tế ILO, với Trung tâm thông tin phi Chính phủ (NGO-IC)…
Trước tiên, Chính phủ cần dứt khoát thực hiện lộ trình cấm hoàn toàn việc sử dụng Amiang tại Việt Nam vào năm 2020 như Công văn 7307-VPCP đã nêu.
Còn các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiang xi măng cần nhận thức rõ tác hại của tất cả các loại Amiang đối với sức khỏe người lao động và cộng đồng, nhận thức rõ xu thế của thế giới mà khẩn trương chuyển đổi dây chuyền công nghệ từ sản xuất tấm lợp có Amiang sang sản xuất tấm lợp không Amiang. (Việt Nam có các chuyên gia làm chủ công nghệ sản xuất tấm lợp không Amiang, đồng thời các cơ sở cơ khí trong nước đã sản xuất được hầu hết các máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất tấm lợp không Amiang. Việc chuyển đổi này không phải là phá dỡ hoàn toàn các máy móc thiết bị cũ mà chỉ yêu cầu thay thế, cải tạo thiết bị phối trộn và một số thiết bị khác với chi phí cho công việc cải tạo các dây chuyền này vào khoảng ¼ - 1/3 tổng giá thành của cả dây chuyền).
Người dân cũng nên nhận thức rằng không phải tấm lợp Amiang xi măng là loại vật liệu bền vững vĩnh cửu mà sau vài chục năm, do tác động khắc nghiệt của thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, do va đập và sử dụng không đúng cách, sẽ làm phát tán các sợi Amiang nằm trong tấm lợp ấy. Một khi đã nhiễm sợi Amiang thì một thời gian dài khoảng 15, 20, 30 năm họ sẽ bị phát bệnh ung thư, đặc biệt là cần lưu ý đến các đối tượng trẻ nhỏ tương lai của gia đình, của đất nước.
Ông Nguyễn Anh Tuấn có thể cho biết, ở nhiều địa phương, chính quyền sở tại còn có những kế hoạch đề nghị mua tấm lợp amiang bằng ngân sách nhà nước để hỗ trợ bà con (xây nhà cửa – hoặc xoá đói giảm nghèo…)…rõ ràng chính phủ hoàn toàn nhận rõ tác hại amiang, vậy tại sao còn có tình trạng này xảy ra?
Việc sử dụng tấm lợp Amiang có một số ưu điểm là chi phí rẻ, thi công nhanh chóng, dễ dàng. Các quy định, hướng dẫn về việc sử dụng, tháo dỡ, xử lý chất thải có Amiang cũng chưa được cụ thể. Mặt khác, tác hại của Amiang thường chỉ được thể hiện sau một thời gian dài do thời gian ủ bệnh liên quan đến Amiang là rất lâu. Tôi tin rằng khi xem xét, đối chiếu các ưu điểm, nhược điểm và tác hại, chi phí khắc phục hậu quả môi trường và sức khỏe của việc sử dụng các vật liệu có Amiang, chính quyền địa phương sẽ có cân nhắc lại kế hoạch mua tấm lợp Amiang của mình.
Có rất nhiều quốc gia thành công trong việc quản lý và sử dụng an toàn amiang trắng như Canada, Mỹ, Nga... Đặc biệt là Brazil, có một ví dụ về mỏ amiang trắng SAMA tồn tại đã hơn 30 năm chỉ cách khu vực dân cư 3km mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nhờ công nghệ khai thác khép kín, tái sử dụng và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn lao động chặt chẽ. Anh/ chị giải thích sao về bằng chứng sống này?
Việc quản lý rủi ro đối với môi trường và sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ công nghệ, quy trình quản lý, quy định pháp lý, giám sát thực hiện và cả ý thức của người sản xuất, sử dụng, thải bỏ các vật liệu, chất thải độc hại. Nếu đảm bảo được đầy đủ các điều kiện này thì có thể hạn chế được nhiều rủi ro và tác hại. Tùy theo điều kiện thực tế mà Chính phủ đưa ra các biện pháp quản lý hay hỗ trợ phù hợp để đảm bảo được các mục tiêu về an toàn và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, còn có rất nhiều hạn chế để có thể đảm bảo được các yếu tố như trên. Bên cạnh đó, nguyên tắc về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn đặt ưu tiên cao nhất là "phòng ngừa ô nhiễm". Vì vậy chúng ta nên thực hiện theo nguyên tắc này.
Xin ông Nguyễn Văn Khuông cho biết Amiăng xuất hiện từ bao giờ? Amiang được biết là chất độc hại, có nhiều chuyên gia khuyến cáo quay trở lại việc sử dụng mái nhà truyền thống (cọ, lợp ngói, mái lá….) – những nguyên vật liêu dễ gây cháy (khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng. Trong khi amiang, được đưa vào sử dụng vì tính chịu nhiệt tốt…giá thành rẻ. Có chăng chúng ta chẳng khuyến khích việc nghiên cứu tìm tòi ra những giải pháp khoa học mới để thay thế mà lại đẩy lùi công nghệ...?
Thực ra để thay thế vật liệu Amiang không chỉ có vật liệu lợp bằng lá như bạn nói mà còn rất nhiều vật liệu khác rất an toàn thí dụ tấm lợp không Amiang do hai doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã làm chủ được công nghệ và sản xuất với quy mô công nghiệp cỡ vài triệu m2/năm là vật liệu không cháy; hay như ngói Fuji ở công ty Tân Thuận Cường (Hải Dương) rất bền về cơ học và cả bền cháy. Đó là chưa kể có hàng loạt vật liệu lợp khác như tôn, mái ngói thường, ngói nung, mái bê tông…
Chính sách của các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a thì họ lại không cấm Amiang trắng mà thúc đẩy việc quản lý và sử dụng amiang trắng an toàn. Vậy việc cấm amiang trắng ở Việt Nam có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay không?
Xin cho biết có bao nhiêu công nhân ngành tấm lợp Việt Nam mắc bệnh ung thư trung biểu mô do amiang trắng gây ra? Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp của ngành tấm lợp AC so với các ngành: khai thác mỏ, luyện kim, hóa chất, sản xuất xi măng, ngành thuốc lá? Số liệu tử vong hàng năm do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động ở các ngành này? Ngành nào là lớn nhất? Bộ Y tế và WHO đã có khuyến cáo gì về các ngành này?
Hiện tại, chưa có số liệu về số công nhân ngành tấm lợp Việt Nam mắc bệnh ung thư trung biểu mô do Amiang trắng gây ra. Số liệu báo cáo mắc bệnh nghề nghiệp của ngành tấm lợp AC so với các ngành khác thì chưa có báo cáo để làm cơ sở để so sánh với các ngành khác.
Cũng không có số liệu về số tử vong do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động ở các ngành này.
Bộ Y tế và WHO khuyến cáo các ngành độc hại như: sản xuất tấm lợp, khai thác mỏ, luyện kim, hóa chất,...là những ngành có yếu tố tác hại gây bệnh nghề nghiệp cần tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động và công tác chăm sóc sức khỏe của người lao động để làm giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Với điều kiện ở Việt Nam, chúng ta khó có thể thay đổi nguyên vật liệu để thay thế amiang, rất khó. Vì trong tất cả các vật liệu xây dựng, đều ít nhiều có chứa amiang, chúng ta liệu có đủ điều kiện kinh tế để xoá bỏ hoặc dừng sử dụng amiang. (Điển hình như Nhật – một quốc gia rất giàu – vẫn có tồn tại amiang trong vật liệu xây dựng). Vậy Việt Nam chỉ có thể giảm thiểu ở mức độ nào đó, chứ không thể dừng hoặc thay thế hoàn toàn nguyên vật liệu này? Câu hỏi được gửi tới từ 1 sinh viên trường Đại học Thuỷ lợi – khoa Vật liệu xây dựng muốn ông Nguyễn Anh Tuấn trả lời.
Trước kia Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến khác đều cho phép sử dụng Amiang trong các vật liệu xây dựng do các ưu điểm về cơ lý của vật liệu này. Tuy nhiên khi nhận ra rủi ro đối với sức khỏe và cái giá phải trả để hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả, các quốc gia này đã thay đổi quyết định và cấm sử dụng hoàn toàn các vật liệu xây dựng có Amiang. Hiện nay Amiăang chỉ được phép sử dụng trong một số sản phẩm có yêu cầu đặc biệt như vật liệu chống cháy, má phanh có yêu cầu độ bền cơ học cao nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ.
Chính vì vậy, Việt Nam cũng phải có lộ trình giảm thiểu, tiến tới thay thế vật liệu có Amiang, và trong nhiều trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn vật liệu này, để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng lâu dài.
Muốn giảm và tránh tác hại Amiang, chúng ta nên cấm sử dụng các sản phẩm có liên quan tới Amiang. Ví dụ như muốn dừng sử dụng tấm lợp Amiang, thì cần cấm sản xuất tấm lợp Amiang. Trong khi các doanh nghiệp này vẫn đang vận động và quảng bá về tấm lợp Amiang (một sản phẩm hữu dụng và thân thiện với bà con nông dân – các vùng sâu – xa …) đặc biệt cả ở các trường học miền núi, dân tộc…Vậy phải chăng cơ quan chức năng và nhà nước quản lý chưa nghiêm?
- QĐ 115/2001/TTg quy định vào năm 2004 cấm tất cả các loại Amiang: “Ngành công nghiệp VLXD cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế cho Amiang trong SX tấm lợp, kiểm tra nghiêm ngặt các CSSX sử dụng Amiang hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, KHÔNG TĂNG SẢN LƯỢNG VÀ KHÔNG ĐẦU TƯ MỚI CSSX tấm lợp sử dụng Amiang. Từ năm 2004, không được sử dụng vật liệu Amiang trong SX tấm lợp”; Nhưng rồi vào năm 2004, tức là hạn chót cấm tất cả các loại Amiang trong SX tấm lợp thì chính phủ ra QĐ 133/2004/ QĐ-TTg về việc sửa đổi một số điều của QĐ 115, theo đó chỉ “cấm” 2 loại Amiang nâu và xanh, còn Amiang trắng vẫn tiếp tục cho sử dụng.
Tuy nhiên, xin nhắc lại là, giống như QĐ 115, QĐ 133 Chính phủ vẫn khẳng định “Các CSSX tấm lợp sử dụng Amiang phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và y tế, KHÔNG ĐẦU TƯ MÓI, KHÔNG MỞ RỘNG CÁC CSSX TẤM đó có LỢP SỬ DỤNG CỐT SỢI AMIANG CRISOTYLE), thế nhưng các CSSX sử dụng Amiang trắng vẫn đều đều tăng lên và đến nay đã có 41 CSSX tấm lợp AC (trong đó có 2 CSSX vừa SX tấm lợp AC vừa Sx tấm lợp không Amiang, với tổng công xuất hơn lên tới cỡ 100 triệu m2/năm);
-Chúng tôi đã đi khảo sát một số CSSX tấm lợp Phibroximang vào năm 2014 và thấy rằng còn đó tình trạng vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu về MTLĐ (xé bao bằng tay, bê, vác bao Amiang đã xé thủ công đổ vào máy đánh tơi sợi Amiang, dùng quạt thổi mát cho NLĐ qua máy đánh tơi sợi Amiang, máy nghiền khô phế liệu là các tấm AC hỏng, dùng vỏ bao đựng Amiang may làm gối đỡ chồng tấm lợp.v.v.).
Amiang là một loại khoáng thạch, nó không thể tiêu huỷ… Vậy cách nào để xử lý rác thải Amiang? Và hạn chế tác hại từ những rác thải amiang này cho thế hệ sau?
Amiang gây rủi ro cao nhất khi ở dạng sợi. Vì vậy biện pháp quản lý, hạn chế rủi ro đối với chất thải có chứa Amiang là kiểm soát khả năng phơi nhiễm Amiang trong không khí đối với cả người trực tiếp sản xuất vật liệu có Amiang và có nguy cơ phơi nhiễm Amiang như trong quá trình phá dỡ, thu gom, vận chuyển và xử lý các vật liệu, chất thải có Amiang.
Thưa Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, xin ông cho biết dẫn chứng khoa học về số người nhiễm bệnh do amiang trắng gây ra ở Việt Nam và những trường hợp bệnh này hiện giờ đã được điều trị ra sao? Có bao nhiêu tỉ lệ tử vong? Xin cảm ơn ông! Độc giả Đồng Nai
Hiện tại ở Việt Nam, đến thời điểm 2015 có 3 trường hợp được chuẩn đoán xác định và được cấp sổ bảo hiểm do mắc bệnh bụi phổi - Amiang. Những trường hợp này hiện nay chưa có phác đồ điều trị và cũng không theo dõi được hiện này họ đã qua đời hay chưa.
Tôi tìm hiểu thấy rất nhiều tài liệu về sự khác nhau giưữa amiang màu và amiang trắng. Vậy vì sao báo chí, phát biểu cũng như những khẳng định, khái niệm "amiăng" và "amiăng trắng" bị sử dụng lẫn lộn, không chia tách rõ ràng, các bệnh ung thư do amiăng amphibole gây ra bị gán cho "amiăng" nói chung?
Tuy tôi không phải là chuyên gia về y học nhưng về mặt y tế những nhận định có uy tín nhất của mỗi quốc gia là Bộ Y tế, còn của thế giới nói chung là của Tổ chức Y tế thế giới. Mà theo hai cơ quan nói trên, từ lâu đã luôn khẳng định tất cả các loại Amiang đều độc và có hại đến con người và môi trường, không có ngưỡng an toàn.
Nếu cấm amiang trắng, sẽ có giải pháp nào giải quyết thất thoát về công nghệ, trang thiết bị và đào tạo nhân công khi thay thế chất liệu? Làm sao để đảm bảo các hộ dân nghèo, vùng sâu vùng xa vẫn đủ chi trả cho tấm lợp chất liệu mới đắt tiền?
Thứ nhất, trong dịp tôi đi khảo sát tại nhà máy sản xuất tấm lợp không Amiăng trắng của công ty Tân Thuận Cường, theo lãnh đạo công ty cho biết: giá trị đầu tư để chuyển đổi dây chuyền bằng khoảng 20 - 30% so với tổng giá trị dây chuyền công nghệ hiện có. Như vậy, việc chuyển đổi từ sản xuất tấm lợp có Amiăng trắng sang tấm lợp không có Amiăng trắng không phải là quá khả năng của đơn vị sản xuất.
Thứ hai, đây là một vấn đề mang tính xã hội, không chỉ có lợi cho hàng triệu người tiêu dùng mà trước mắt cũng ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hơn 5.000 lao động đang làm việc tại 41 nhà máy sản xuất tấm lợp. Vì vậy, nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ, ví dụ như giảm thuế trong bao nhiêu năm đó, để có giá thành hợp lý phục vụ đầu ra, và đồng thời cũng giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Việt Nam vừa ký kết hiệp định tự do thương mại Á-Âu, xin cho biết đã có báo cáo nào về trường hợp mắc bệnh điển hình do amiang trắng tại Việt Nam chưa? Nếu chưa có, liệu có thể cấm nhập khẩu amiang trắng trong tình hình hiện nay không, khi Kazahkstan là thành viên của hiệp định và là nước xuất khẩu amiang trắng vào VN?
Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều nước phát triển đã có cảnh báo rõ ràng về nguy cơ bệnh tật liên quan đến việc sử dụng Amiang bao gồm cả Amiang trắng. Việt Nam cũng cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh tật và ô nhiễm ở mức cao nhất. Cộng đồng châu Âu đặc biệt quan ngại về việc sử dụng Amiang và đã cấm sử dụng các vật liệu có chứa Amiang và luôn khuyến nghị các quốc gia có quyết định tương tự. Về việc thực hiện hiệp định tự do thương mại Á- Âu và các hiệp định thương mại quốc tế nói chung, Việt Nam có quyền đưa ra các quyết định phù hợp để bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân Việt Nam.
Tôi đang theo dõi tọa đàm của các vị. Xin hỏi, nếu tấm lợp làm từ amiăng có độc hại, nếu không dùng nữa, chúng tôi biết sử dụng gì thay thế?
Tôi được biết, tại Việt Nam đã có sản phẩm an toàn thay thế sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Cụ thể, tôi đã có dịp tham gia đoàn khảo sát tại một nhà máy sản xuất tấm lợp không Amiang theo quy mô công nghiệp của Cty Cổ phần sản xuất thương mại Tân Thuận Cường (Tứ Kỳ, Hải Dương). Sản phẩm được cấp chứng chỉ chất lượng của Viện Kiểm nghiệm môi trường và hàng hóa Hàn Quốc, không chỉ được bán trên thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.
Tuy tấm lợp không Amiang có giá thành cao hơn khoảng 25 đến 30%, nhưng do sử dụng an toàn nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và đương nhiên là không tốn tiền khám chữa bệnh (trong khi tấm lợp Amiang có khả năng gây ung thư). Ngoài ra, theo tôi nghĩ, ở Việt Nam còn nhiều nguồn tấm lợp khác thay thế xuất phát từ tự nhiên mà ông cha ta đã dùng.
Bên cạnh đó, nếu như được nhiều người tiêu dùng sử dụng, thì sản lượng của tấm lợp không Amiang sẽ lớn, điều đó có nghĩa là giá thành có khả năng giảm đi.
Theo tôi biết amiang trắng đứng thứ 119 trong danh mục các chất độc hại, đứng dưới thủy ngân, thạch tín… Tuy nhiên những chất đứng trên amiang trắng vẫn được sử dụng hợp pháp với lý do có bảo hộ, bảo vệ và quy trình quản lý an toàn nghiêm ngặt. Vậy khi các doanh nghiệp amiang trắng cũng đang áp dụng những biện pháp bảo vệ bảo hộ, quản lý an toàn nghiêm ngặt thì có bị cấm nữa không?
Dù ở nơi sản xuất có được quản lý chặt chẽ thì bản thân sản phẩm có chứa Amiăng trắng vẫn độc hại cho sức khỏe. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. Thậm chí, khi sản phẩm trở thành phế liệu thì khi thải ra môi trường, mà nếu không được xử lý đúng cách, sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. Nên việc cấm sử dụng Amiăng trắng vẫn là cần thiết đối với sức khỏe cộng đồng.
Xin hỏi ông Nguyễn Anh Tuấn, muốn tìm hiểu thông tin về amiăng, người dân có thể tìm ở đâu? Các vị có lời khuyên gì với người dân trong việc cùng với Chính phủ nỗ lực thực hiện lộ trình dừng sử dụng amiang trắng vào năm 2020?
Người dân có thể tìm các thông tin về rủi ro đối với sức khỏe và môi trường của Amiang tại Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường, Cục Kiểm soát Ô nhiễm thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường, Viện Y học Lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, Cục Hóa chất Bộ Công thương và các hiệp hội, tổ chức nghiên cứu. Ngoài ra còn có các nguồn thông tin rất đa dạng từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Lao động Quốc tế và các viện nghiên cứu về sức khỏe môi trường trên thế giới.
Chính phủ có quyết định dựa trên nhu cầu và quyền lợi của người dân. Vì vậy để có thể dừng việc sử dụng Amiang trắng, người dân cần cùng với chính phủ xem xét sử dụng những giải pháp và vật liệu thay thế an toàn hơn. Người dân có thể hỗ trợ sử dụng các sản phẩm mới để các doanh nghiệp có động lực và xây dựng được chiến lược, giải pháp chuyển đổi sản xuất.
Bên cạnh đó, khi quyết định việc sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, người dân cũng cần xem xét yếu tố giá cả và sự an toàn đối với sức khỏe lâu dài.
Xin hỏi ông Nguyễn Mạnh Hùng, ngay từ bây giờ, nên chăng chúng ta hướng đến xây dựng những mô hình ngôi làng, cụm dân cư không sử dụng tấm lợp fibro xi măng có nguồn gốc từ amiang trắng? Ở Việt Nam đã triển khai những mô hình này chưa? Và chúng ta đã xây dựng được bao nhiêu cụm-làng-xã- điểm dân cư nói không với tấm lợp Fibro-xi măng?
Tôi cho rằng làm được như thế thì rất tốt. Đó chính là an sinh xã hội, là phát triển bền vững. Việt Nam đã có những mô hình nhà chống lụt thì cũng cần có nhà, thôn, bản không Amiang. Để làm được điều này cần tuyên truyền vận động để chính người dân hưởng ứng, thực hiện; có sự hỗ trợ về mặt chính sách của nhà nước (ví dụ chính sách thuế để khuyến khích phát triển tấm lợp thay thế), có vai trò của người sản xuất trong việc chuyển hướng sản xuất, cung ứng ra thị trường sản phẩm tấm lợp không Amiang với giá cả phù hợp.
Muốn giảm và tránh tác hại Amiang, chúng ta nên cấm sử dụng các sản phẩm có liên quan tới amiang. Ví dụ như muốn dừng sử dụng tấm lợp amiang, thì cần cấm sản xuất tấm lợp amiang. Trong khi các doanh nghiệp này vẫn đang vận động và quảng bá về tấm lợp amiang (một sản phẩm hữu dụng và thân thiện với bà con nông dân – các vùng sâu – xa …) đặc biệt cả ở các trường học miền núi, dân tộc…Vậy phải chăng cơ quan chức năng và nhà nước quản lý chưa nghiêm?
Xin mời ông Nguyễn Anh Tuấn
Chính phủ đưa ra quyết định quản lý hay cấm sử dụng các sản phẩm dựa vào nhiều yếu tố như nhu cầu thực tế về nhà ở, bảo vệ sức khỏe, kinh tế,... Tôi tin rằng Chính phủ đã xem xét nghiêm túc và cẩn trọng những yếu tố này để đưa ra quyết định đối với việc cho phép, hạn chế và tiến tới dừng sử dụng vật liệu có chứa Amiang. Cụ thể là Chính phủ đã cấm sử dụng các vật liệu có chứa Amiang nâu và xanh và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, sử dụng vật liệu có Amiăng trắng, và đang xem xét để có quyết định cụ thể về lộ trình đối với vật liệu này.
Trong quyết định 1469 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thực hiện chuyển đổi việc sử dụng các loại sản phẩm thay thế Amiang trắng. Trong công văn số 7307 ngày 19/9/2014, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng lộ trình để ngừng sử dụng Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020.
Xin hỏi ông Nguyễn Văn Khuông? Việt Nam đã tiến hành các nghiên cứu xử lý chất thải Amiang nào do mấy chục năm sử dụng hàng triệu m2 tấm lợp Amiang? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về việc đó? Kinh phí lấy từ đâu?
Trong thực tế, cho đến nay, chưa có một đơn vị cơ quan nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về việc xử lý chất thải Amiang và chất thải có chứa Amiang. Mặc dù, bụi và sợi Amiang thải từ lâu đã được nước ta (theo cả quốc tế) là chất thải nguy hại cần phải được thu gom, bảo quản, xử lý, chôn lấp theo đúng quy trình của một bãi chôn lấp chất thải nguy hại theo tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành.
Còn vấn đề hàng chục triệu tấn tấm lợp Amiang xi măng (nếu ta làm phép tính đơn giản là từ mấy chục năm qua, chúng ta nhập bình quân mỗi năm khoảng 65-75 ngàn tấn Amiang mỗi năm, phần lớn trong số đó dùng để sản xuất tấm lợp AC và tỉ lệ Amiang trong tấm lợp là 10-12% thì trong khoảng 30 năm qua, Việt Nam đã nhập về không dưới 20 triệu tấn Amiang xi măng), rất tiếc mặc dù chúng ta đã tham gia Công ước Basel, Công ước Stockholm, Công ước Rotterdam về hóa chất độc hại và chất thải nguy hại nhưng hiện nay tấm lợp Amiang xi măng vẫn chưa được Bộ tài nguyên môi trường coi là chất thải nguy hại (theo QCVN 07-2009/ Bộ TNMT) và Thông tư 36/2015 - Bộ TNMT. Mặc dù theo Công ước Basel, theo chính TCVN 6706/2009 đã xếp tấm lợp Amiang xi măng là chất thải nguy hại với mã số 11 06 03 và mã số của Basel là Y36, A2050 và ngay cả Liên minh Châu Âu cũng xếp nó là chất thải nguy hại cho con người và môi trường.
Theo tôi, cần phải nghiên cứu sửa ngay Thông tư 36 và xếp tấm lợp Amiang xi măng cũng là vật liệu xây dựng thải có chứa Amiang, là chất thải nguy hại. Từ đó, có các biện pháp xử lý phù hợp với các quy định về môi trường. Cũng phải nên nhớ là dù tấm lợp Amiang xi măng là sự liên kết giữa Amiang và xi măng nhưng không phải là vật liệu bền vững vĩnh cửu nên khi mục nát, bụi Amiang sẽ phát tán ra gây độc hại cho con người và môi trường. Ví dụ ở Hàn Quốc, trước đây đã quy định những ngôi nhà có vật liệu xây dưng chứa Amiang chiếm 1% sau này là 0,1% sẽ buộc phải phá dỡ và trong mấy năm qua, Hàn Quốc đã phá dỡ mấy trăm ngôi nhà như vậy. (Theo Phó Chủ tịch Tổ chức an toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc cung cấp, phát biểu tại Hội thảo xây dựng phòng chống các bệnh về Amiang tổ chức tháng 8-2015 tại Hà Nội).
Theo tôi, trong điều kiện hiện nay, đối với những tấm lợp vật liệu Amiang nói chung và Amiang xi măng mục nát, nên thu gom, tốt nhất là chôn lấp tạm thời còn không thì bao trùm bằng các tấm nilon để khi chúng ta có điều kiện về kinh tế và kỹ thuật thì xử lý theo đúng quy trình để Amiang nằm trong các vật liệu ấy không có khả năng phát tán ra các môi trường đất, nước và không khí.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông có lời khuyên gì với người tiêu dùng về amiăng? Làm thế nào để việc tuyên truyền về tác hại của Amiăng đến được với đông đảo người dân, người lao động, trong khi rất nhiều đơn vị sản xuất đang chi trả cho việc “bịt” những kênh truyền thông này?
Chủ trương của nhà nước đã rõ. Việc sử dụng Amiang trắng trong sản xuất tấm lợp AC đã có “phanh hãm” để tiến tới điểm dừng vào năm 2020. Là người tiêu dùng, để bảo vệ sức khỏe - tài sản quý nhất của con người, tôi nghĩ chúng ta nên cân nhắc thận trọng khi sử dụng vật liệu không an toàn, nên sử dụng vật liệu an toàn hơn để thay thế. Chi phí bỏ ra ban đầu tuy lớn hơn, nhưng sức khỏe an toàn hơn, so với chi phí khám chữa bệnh sau này nếu bị phơi nhiễm thì vẫn thấp hơn nhiều.
Độc giả Hồng Minh, tới từ Hà Nội quan ngại, đối với các vùng nông thôn sâu và xa, thì việc truyền thông tới cộng đồng về tác hại Amiăng còn bị hạn chế, theo như tôi được biết mới chỉ khoảng 5% dân cư nông thôn biết về tác hại của Amiang, vậy theo ông, với tác hại đáng cảnh báo của Amiang, thì làm thế nào để tiến hành truyền thông hiệu quả tới các đối tượng này? Xin mời ông Nguyễn Văn Khuông giúp chúng tôi chia sẻ cùng độc giả.
Bản thân Hội KHKT an toàn vệ sinh lao động Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động của chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong chương trình này cũng có mục truyền thông kiến thức về an toàn lao động cho bà con nông dân các làng nghề ở vùng sâu vùng xa, do Bộ lao động thương binh xã hội làm chủ trì và điều phối. Chương trình này đã hợp đồng với các tổ chức, cơ quan biên soạn các hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động ngắn gọn dễ hiểu để phát trên đài phát thanh, truyền thanh ở các huyện, xã vùng nông thôn và thực tế đã thu được những kết quả nhất định, thông qua Cục phát thanh và truyền thông điện tử.
Tương tự, trong các kế hoạch hành động phòng chống các bệnh có liên quan đến Amiang và việc cấm hoàn toàn sử dụng Amiang ở Việt Nam, theo tôi, việc truyền thông an toàn cho bà con có thể thông qua chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động như đã nói ở trên.
Xin TS Nguyễn Văn Sơn cho biết, liệu thiếu báo cáo các ca ung thư trung biểu mô ở nước ta có cho thấy rằng không có gánh nặng bệnh tật đáng kể do amiăng gây ra. Và vì vậy không có lý do phải hành động do ung thư trung biểu mô là một chỉ điểm cụ thể về việc phơi nhiễm amiăng?
Chúng ta không thể dựa vào số liệu báo cáo về số trường hợp mắc ung thư trung biểu mô ở Việt Nam do hai lý do:
- Thứ 1: Về trình độ khoa học của chúng ta còn hạn chế nên khó khăn trong việc chuẩn đoán, xác định ung thư trung biểu mô do Amiang gây ra.
- Thứ 2: Do hệ thống báo cáo về sức khỏe của chúng ta còn nhiều hạn chế.
Chính vì thế, chúng ta không dựa vào số liệu báo cáo còn thiếu để trì hoãn hành động cũng như tiến tới dừng sử dụng Amiang mà phải dựa vào những chứng cứ khoa học của các tổ chức y tế thế giới và nghiên cứu ung thư quốc tế đã khẳng định Amiang trắng là nguyên nhân gây ra các bệnh như: ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng, bệnh bụi phổi Amiang.
Quê tôi và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh (đặc biệt khu vực vùng nông thôn các tỉnh nghèo) đều nhà nhà sử dụng tấm lợp Fibro – Xi măng, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, thì lời khuyên cho các hộ gia đình này nên sử dụng nguyên vật liệu nào thay thế?
Một số tấm lợp thay thế là PVA, mái nhôm và nhiều vật liệu truyền thống khác có thể sử dụng. Tôi nghĩ khi nhu cầu sử dụng các vật liệu an toàn càng tăng thì việc cung cấp sản phẩm, giải pháp thay thế cũng sẽ nhiều thêm. Bên cạnh đó, các giải pháp về nhà ở cho người ở khu vực còn khó khăn cũng cần phải có các giải pháp toàn diện hơn, an toàn và lâu dài hơn thay vì sử dụng dựa vào lợi thế là giá rẻ của tấm lợp bằng Amiang xi măng.
Tại Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết dự định tiến hành thêm các nghiên cứu về vật liệu xây dựng thay thế (không chứa amiăng trắng) cũng như công nghệ xử lý chất thải có chứa amiăng trắng. Xin ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đề cập và thực hiện vật liệu thay thế amiăng trắng sẽ có tác động như thế nào tới đời sống, xã hội?
Thay thế bằng vật liệu gì, đã đủ đáp ứng chưa? Giá cả ra sao, có phù hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp không? Là những vấn đề đặt ra mà người tiêu dùng không phải là nơi đưa ra câu trả lời. Đó là khó khăn mà đại bộ phận người tiêu dùng gặp phải, cần có câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan quản lý, cơ quan tham mưu hoạch định chính sách và các nhà sản xuất.
Cùng với việc giải quyết các vấn đề vừa vĩ mô, vừa cụ thể đó là công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng. Nhưng tuyên truyền làm sao không để xảy ra tình trạng hoang mang, lo lắng đối với người dân mới là quan trọng.
Rõ ràng là chính phủ và nhà nước đã nhận thấy tác hại của hợp chất amiang trắng và đã xây dựng lộ trình ngừng sử dụng amiăng đến năm 2020. Vậy nhìn lại chặng đường từ khi triển khai xây dựng lộ trình chấm dứt sử dụng amiang trắng tại VN từ năm 2014 đến nay, các vị khách mời đánh giá thế nào về kết quả đó? Vậy trong quá trình triển khai chúng ta đã và đang gặp những khó khăn và vướng mắc như thế nào?
Đối với người tiêu dùng, theo tôi, khó khăn đầu tiên là vấn đề tài chính, vì đối tượng đang sử dụng tấm lợp AC, phần đông là người có thu nhập thấp, trong đó có cả những gia đình nghèo được hỗ trợ từ chính sách Nhà nước. Việc loại bỏ để thay thế vật liệu khác, vấn đề đặt ra trước tiên đối với họ là vấn đề tài chính.
Thưa ông Nguyễn Mạnh Hùng, là đại diện của Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Khi có thông tin về độc hại của amiang trắng, ông và tổ chức của ông đã có hành động gì thiết thực để bảo vệ người tiêu dùng chưa? Xin ông cho biết, người dân cần phải làm gì khi mà rất nhiều thông tin trái chiều về amiang (cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội dân sự thì vận động cấm sử dụng amiang, trong khi các đơn vị sản xuất kiên quyết vẫn sử dụng nguyên vật liệu này trong sản xuất tấm lợp và các sản phẩm khác.
Trước hết xin cảm ơn độc giả Minh Châu đã có câu hỏi.
Khi biết thông tin về tính chất độc hại của Amiang trắng, Hội TC & BVNTD Việt Nam cũng như cá nhân tôi đã tích cực tham gia các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong việc vận động dừng sử dụng Amiang trắng tại Việt Nam, như:
1) Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, viết bài cho chuyên san đặc biệt về Amiang trên Tạp chí Sức khỏe & Môi trường của Tổng hội Y học Việt Nam, phát biểu tham luận bày tỏ ý kiến bảo vệ người tiêu dùng tại các hội thảo của các Bộ, Ngành;
2) Cùng với Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC), Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam (VOSHA), Hội Hóa học Việt Nam (CSV) và Nhóm hợp tác thúc đẩy phát triển chính sách y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD) tổ chức Hội thảo và kiến nghị lên Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành chức năng về những nội dung xoay quanh vấn đề giảm, tiến tới xóa bỏ ảnh hưởng của Amiang tới sức khỏe con người.
3) Nêu ra các bất cập hiện nay trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tấm lợp AC trong việc bảo đảm các quyền của người tiêu dùng. Như quyền được an toàn, quyền được thông tin; các vi phạm về ghi nhãn hàng hóa khi sản phẩm có chứa chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng nhưng trên nhãn hàng hóa không ghi cảnh báo và cách phòng ngừa theo quy định.
Về câu hỏi người dân cần phải làm gì khi mà rất nhiều thông tin trái chiều về Amiang (cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội dân sự thì vận động cấm sử dụng Amiang, trong khi các đơn vị sản xuất kiên quyết vẫn sử dụng nguyên vật liệu này trong sản xuất tấm lợp và các sản phẩm khác) ?
Theo suy nghĩ của tôi, “người tiêu dùng thông thái” chính là ở đây. Chính bạn đã nhận ra một điều rất đáng lưu ý. Khi rất nhiều thông tin trái chiều về Amiang thì cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội dân sự cùng có chung tiếng nói, cùng quan điểm về tác hại của Amiang trắng đối với xã hội vì vậy cần có điểm dừng sử dụng tại Việt Nam. Ở góc độ lợi ích, cũng như cơ quan chức năng, Hội không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của người tiêu dùng. Ủng hộ chủ trương có lộ trình để dừng sử dụng Amiang trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020 của Chính phủ chính là vì lợi ích người tiêu dùng.
Lựa chọn hàng hóa và được thông tin chính xác về hàng hóa là những quyền cơ bản của người tiêu dùng. Vì vậy xin đề nghị người tiêu dùng hãy tiếp nhận thông tin và sử dụng quyền này một cách sáng suốt nhất.
Xin ông Nguyễn Anh Tuấn có thể cho biết tại sao đề cập đến amiang là một chất gây ung thư lại rất quan trọng khi có rất nhiều các chất gây ung thư khác có thể thấy trong môi trường? Tấm lợp fibro xi măng được làm từ amiang có độc hại không? Chúng tôi có nên sử dụng nữa không? Đối với các hộ gia đình đã và đang sử dụng tấm lợp này, thì nhà nước có chính sách nào hỗ trợ các nguyên vật liệu thay thế cho họ hay không?
Rủi ro đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào độc tính của vật liệu và khả năng phơi nhiễm, tiếp xúc với các vật liệu đó. Amiang là một chất có khả năng gây ung thư cao theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và rủi ro phơi nhiễm cũng cao, gây tác hại ngay ở nồng độ rất thấp. Vì vậy, việc phổ biến thông tin về rủi ro liên quan đến Amiang đối với người lao động cũng như sử dụng vật liệu có Amiang là rất quan trọng.
Amiang gây rủi ro cao nhất khi ở dạng sợi. Vì vậy khi ở dạng sợi nguyên chất, bụi, các miếng nhỏ dễ vỡ vụn thì Amiang có độc tính rất cao. Các tấm lợp fibro xi măng ở dạng liền khối có thể sử dụng được khi có ý thức, tránh chuyển đổi thành các dạng vật liệu nói trên. Cũng cần phải tiến tới hạn chế, thay đổi các sản phẩm khác có tính an toàn cao hơn.
Chính phủ đã có kế hoạch để giảm thiểu, tiến tới thay thế vật liệu có Amiang và có các chương trình để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất sang các sản phẩm mới. Người dân được hỗ trợ gián tiếp thông qua giảm giá thành của các sản phẩm, vật liệu thay thế. Tôi cũng hi vọng sẽ có các chương trình hỗ trợ trực tiếp trong tương lai.
Xin được hỏi TS Nguyễn Văn Sơn, trong thực tế, đã có những nghiên cứu, khảo sát nào về tác hại của amiang trắng đối với con người ở Việt Nam chưa? Cơ quan tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý những tác hại của amiang tới sức khoẻ người dân.
Kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2011 tại cộng đồng đối với nghiên cứu hồi cứu 117 trường hợp bị tử vong nghi do ung thư màng phổi 2007-2008 có 29 trường hợp (24,79%) được xác định là ung thư màng phổi; 52 trường hợp bị bệnh liên quan đến phổi và 36 trường hợp tử vong do các bệnh khác. Tại 6 bệnh viện (2009-2011) ghi nhận 447 trường hợp nghi ngờ liên quan đến Amiang vào nhập viện có 46 trường hợp chuẩn đoán là ung thư trung biểu mô màng phổi; ung thư phổi chiếm 76,51% và có 4 trường hợp dày màng phổi. Trong số 46 trường hợp được chuẩn đoán là ung thư trung biểu mô có 13,04% có thông tin về tiền sử tiếp xúc với Amiang và gửi 39 mẫu bệnh phẩm sang Nhật Bản có 8 trường hợp xác định là ung thư trung biểu mô chiếm 20,51%.
Xin được hỏi ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục môi trường vì sao amiang rất độc nhưng nhà nước ta vẫn chưa cấm hoàn toàn sản xuất và sử dụng? Rào cản nào khiến Amiang chưa được cấm ở Việt Nam?
Mặt khác, việc sử dụng các hóa chất, vật liệu có tính nguy hại cao nhưng cần thiết vẫn là một yêu cầu thực tế và nhà sản xuất, người sử dụng và các cơ quan có thẩm quyền đều phải cùng nỗ lực thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro và hạn chế tác hại ở mức cao nhất có thể.
Xin được hỏi ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD. Theo ông, trong thực tế, việc sử dụng amiang trắng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Amiang trắng đã bị cấm sử dụng chưa? Những hành động nào được Việt Nam thực hiện ở cấp độ cấp quốc gia và được đề cập ở cấp độ cấp quốc tế trong nỗ lực cấm sử dụng amiang ở Việt Nam?
Chúng ta đã biết Việt Nam là nước vẫn còn sử dụng nhiều Amiang trắng, trong đó chủ yếu để sản xuất tấm lợp fibroximăng, sản xuất ống nước, má phanh… Ngành sản xuất tấm lợp AC cung cấp ít nhất 60% nhu cầu về tấm lợp. Có thể nói, việc sử dụng Amiang trắng và sản phấm có chứa Amiang trắng ở Việt Nam hiện nay chưa được kiểm soát nghiêm ngặt. Việc tháo dỡ công trình có chứa Amiang chưa được coi là một công việc phải có sự quản lý chặt chẽ, cần phải có giấy phép.
Điều đáng mừng, tại Việt Nam đã có sản phẩm an toàn thay thế. Tôi đã có dịp tham gia đoàn khảo sát tại một nhà máy sản xuất tấm lợp không Amiăng theo quy mô công nghiệp của Cty Tân Thuận Cường (Tứ Kỳ, Hải Dương). Sản phẩm được cấp chứng chỉ chất lượng của Viện Kiểm nghiệm môi trường và hàng hóa Hàn Quốc, không chỉ được bán trên thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới.
Về câu hỏi Amiang trắng đã bị cấm sử dụng chưa ?
Theo công văn số 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng Lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu dừng sử dụng Amiang trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020. Điều đó có nghĩa hiện nay Amiang trắng chưa bị cấm sử dụng tại Việt Nam.
Về câu hỏi những hành động nào được Việt Nam thực hiện ở cấp độ cấp quốc gia và được đề cập ở cấp độ cấp quốc tế trong nỗ lực cấm sử dụng Amiăng ở Việt Nam?
Theo tôi được biết, ở cấp độ quốc gia:
- Ngoài các Thông tư của các Bộ, hoặc Liên Bộ thì Thủ tướng Chính phủ năm 2001 đã có Quyết định số 115, năm 2004 có Quyết định 133, năm 2008 có Quyết định 121, năm 2014 có Quyết định 1469. Văn phòng Chính phủ năm 2014 có Công văn 7037/VP-CP-KGVX.
Ở cấp độ Quốc tế, năm 2007 Việt Nam đã tham gia Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc BVTV nguy hại trong thương mại quốc tế. Công ước này được thông qua ngày 10/9/1998, có hiệu lực từ 24/2/2004.Tại Hội nghị lần thứ 7 Công ước Rotterdam tổ chức tại Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 5/2015 vừa qua, Việt Nam đã không phản đối đề xuất đưa Amiang trắng vào Phụ lục 3. Đây là bước tiến đáng kể của Việt Nam.
Từ góc nhìn của ngành y tế, xin TS Nguyễn Văn Sơn cho biết: Làm thế nào để phát hiện ra người bị bệnh liên quan tới Amiang, trong khi quá trình ủ bệnh liên quan tới amiang kéo dài 20-30 năm.
Để xác định người mắc bệnh liên quan tới Amiang thì trước tiên chúng ta phải xác định được yếu tố dịch tễ của bệnh nghĩa là xác định những người có tiếp xúc với Amiang. Ví dụ bốn nhóm: người tham gia sản xuất có sử dụng nguyên liệu là Amiang, tham gia phá dỡ cơ sở vật chất có sử dụng nguyên liệu Amiang, người dân sống xung quanh khu vực sản xuất có sử dụng nguyên liệu Amiang và những người dân sử dụng các nguyên liệu có chứa Amiang như tấm lớp fibro - xi măng.
Theo dõi định kỳ sức khỏe của những người có tiếp xúc với Amiang để xác định những bệnh có liên quan tới Amiang như: ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng và bệnh bụi phổi Amiang.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể có những phương pháp chuẩn đoán sớm, sàng lọc những bệnh liên quan tới Amiang như: công nghệ sinh học sử dụng biomarker để chuẩn đoán bệnh ung thư trung biểu mô, ung thư phổi,...
Từ góc độ bảo vệ người tiêu dùng, Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch - Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam vui lòng cho biết, tại sao gần đây cơ quan chức năng và báo chí đề cập rất nhiều tới amiăng trắng? Tác hại thực tế của nó đối với người tiêu dùng Việt Nam và những luận chứng cụ thể về Amiăng?
Như chúng ta đã biết, Amiang xanh và nâu đã bị cấm sử dụng hoàn toàn trên thế giới từ lâu và cũng bị cấm sử dụng dưới mọi hình thức từ hàng chục năm nay tại Việt Nam. Còn đối với Amiang trắng, tuy cho đến nay chưa bị đưa vào Phụ lục 3 công ước Rotterdam nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị cấm hoàn toàn sử dụng mọi dạng Amiăng, kể cả Amiăng trắng vì tính chất độc hại của nó có thể gây ra đối với sức khỏe con người. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn sử dụng Amiăng trắng để sản xuất tấm lợp và một số sản phẩm khác.
Điều này dấy lên lo ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chính vì vậy, gần đây rất nhiều hội thảo về Amiang trắng được các Bộ, Ngành, Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam, Tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp tổ chức; cơ quan chức năng và báo chí đề cập rất nhiều đến Amiăng trắng nhằm vận động tìm vật liệu an toàn hơn thay thế và tiến tới dừng sử dụng Amiăng trắng vào năm 2020 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 của Văn phòng Chính phủ.
Về tác hại của nó đối với người tiêu dùng:
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng cho thấy tất cả các dạng Amiăng, bao gồm cả Amiăng trắng đều có thể gây ra một số bệnh hiểm nghèo cho con người, như ung thư trung biểu mô, ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng. WHO đã khuyến nghị cấm sử dụng Amiăng.
Tấm lợp fibroximăng (AC) đang được sử dụng rộng rãi, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong bài thuyết trình tại Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với Bộ KH & CN và WHO tổ chức vào ngày 17/7/2014, một chuyên gia nước ngoài đã đưa ra hình ảnh và bày tỏ lo ngại trước việc người dân Việt Nam hứng nước mưa từ mái lợp AC để dùng.
WHO và ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng để sản xuất VLXD và các sản phẩm khác tại Việt Nam.
Theo 2 tổ chức này, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 về tiêu thụ Amiăng trắng và đứng thứ 7 thế giới về tỷ lệ bình quân đầu người sử dụng Amiăng.
Để đáp ứng nguyên liệu cho 41 nhà máy sản xuất tấm lợp AC (với tổng sản lượng khoảng 106 triệu m2/năm) và nhu cầu khác, trung bình mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 65.000 tấn Amiang trắng. Dù độ bền tấm lợp AC có cao, nhưng cùng với thời gian trong điều kiện khí hậu Việt Nam, sản phẩm cũng sẽ lão hóa và trở thành phế thải. Điều gì sẽ xảy ra khi hàng vạn tấn phế liệu chứa Amiang thải ra môi trường mà không được kiểm soát. Điều đáng quan tâm nữa, theo các nghiên cứu khoa học, quá trình ủ bệnh kéo dài tới 20 – 30 năm thì hậu quả của Amiang đối với người tiêu dùng thật khó lường.
TS Nguyễn Văn Sơn có thể cho biết Amiang trắng là gì? Amiang trắng có mặt ở đâu? Tác hại của Amiang trắng?
Amiang là một nhóm các chất khoáng silicat trong thiên nhiên, ở dạng sợi và chúng có khả năng chia nhỏ thành nhiều sợi mảnh hơn. Chia thành hai nhóm là nhóm Serprnitines và amphibole.
Amiang trắng thuốc nhóm Serpentin chứa Chrysolite: là tập hợp nhiều sợi nhỏ, xốp mềm, hình xoắc ốc tạo thành sợi lớn hình ống trụ. Loại này có độ bền và độ đàn hồi rất cao và chịu được môi trường kiềm.
Amiang có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất là Úc, Canada, Nam PHi và Nga. Trên thế giới người ta sử dụng chủ yếu Chrysolite. Theo tài liệu thống kê, Amiang có mặt trong 3.000 loại sản phầm từ giản đơn đến phức tạp, từ tấm lớp, ống thoát nước...và những sản phẩm công nghệ cao như thiết bị vi tính và tên lửa.