Tòa án xét xử độc lập, không có chuyện can thiệp, chỉ đạo

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình
TPO - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, trong xét xử các vụ án án hành chính nói riêng và các loại án khác nói chung không có tòa án cấp trên chỉ đạo đối với cấp dưới. Tòa án tôn trọng xét xử độc lập của tòa án cấp dưới, không có sự can thiệp.

Xét xử độc lập, không có sự can thiệp

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình về việc có hay không tòa án cấp trên chỉ đạo án về mặt hành chính với tòa án cấp dưới.

Đề cập đến vụ việc ly hôn của vợ chồng Vua cà phê Trung Nguyên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Pha cho biết, đây là vụ việc được dư luận quan tâm, có ảnh hưởng đến thương hiệu phát triển của doanh nghiệp. “Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị hủy án ly hôn. Vậy xin hỏi Chánh án cho biết việc xem xét vụ việc này đến nay ra sao”?

Trước câu hỏi về vụ án cụ thể trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chánh án TAND Tối cao trao đổi riêng với đại biểu.

Về câu hỏi của ĐB Thịnh, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, trong án hành chính không có sự chỉ đạo của tòa án cấp trên đối với cấp dưới. Tòa án tôn trọng xét xử độc lập của án cấp dưới, không có sự can thiệp.

"Việc địa phương lúng túng về áp dụng pháp luật nên hỏi trường hợp này áp dụng luật nào thì chúng tôi hướng dẫn cách áp dụng pháp luật khi có cách hiểu khác nhau về nội dung luật. Và trong hướng dẫn của Tòa cấp trên đối với cấp dưới đều nói đây là tài liệu tham khảo" Chánh án TAND Tối cao giải thích.

Còn chỉ đạo án phải có hồ sơ mang lên cùng nhau nghiên cứu, còn bằng một văn bản thì không thể xem là chỉ đạo. Tất cả các loại án, không chỉ riêng án hành chính. "Chúng tôi không thể chỉ đạo án bằng một công văn mà phải nghiên cứu hồ sơ gốc", ông Bình cho hay.

Phó Thủ tướng trả lời vụ Công ty Thuận Phong

Liên quan đến vụ sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, đã có nhiều cuộc họp với các cơ quan liên quan và đã chỉ đạo việc thực hiện đánh giá kết quả sản xuất của Công ty Thuận Phong có phải hàng giả hay không.

Tuy nhiên, đây là quá trình xem xét về hành chính chứ chưa chuyển sang hình sự, vì cần thiết có giám định. Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ ngành có ý kiến đánh giá, nếu có dấu hiệu thì chuyển sang cơ quan điều tra.

Sau khi chuyển sang cơ quan điều tra, cơ quan điều tra phối hợp với Viện kiểm sát đã có trưng cầu giám định. Ngày 20/11/2019, Bộ KH&CN đã ban hành văn bản kèm theo kết quả giám định theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Ngày 3/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định gửi Bộ KH&CN ban hành giám định bổ sung. Sau đó Bộ KH&CN đã ban hành kết quả giám định bổ sung theo yêu cầu.

“Như vậy, hiện nay vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tố tụng hình sự, các Bộ Công Thương, KH&CN đã có kết quả giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng hình sự”, Phó Thủ tướng cho biết.

MỚI - NÓNG
Sáng mai, tọa đàm về quản lý tài chính cá nhân, cơ hội việc làm ngành ngân hàng
Sáng mai, tọa đàm về quản lý tài chính cá nhân, cơ hội việc làm ngành ngân hàng
TPO - Nhằm mang đến cho sinh viên bức tranh tương đối toàn diện về cơ hội việc làm trong nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Báo Tiền Phong phối hợp cùng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức tọa đàm “Quản lí tài chính cá nhân, cơ hội việc làm trong ngành Tài chính ngân hàng” vào sáng 4/10 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Ngày Thẻ Việt Nam năm 2024.