Tố cáo tham nhũng được thưởng 20% tài sản thu hồi

Tố cáo tham nhũng được thưởng 20% tài sản thu hồi
Ngoài ra, người tố cáo tham nhũng còn được thưởng tới 20% giá trị tài sản thu hồi từ vụ tham nhũng.

> Nữ giám đốc lừa nghìn tỷ nhờ thân với 'quan tham'
> Hai nữ giám đốc lừa ngàn tỷ, hối lộ trăm tỷ

“Cứ thấy đưa là xử lý thì không ai tố cáo”
Một phiên tòa xét xử tội danh hối lộ tại TP.HCM.
Ảnh: Diệp Đức Minh

Trong khi đó, cũng theo ông Hiệp, tại VN, đưa hối lộ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự. Đây có thể là rào cản đối với người tố cáo tham nhũng mà cơ quan chức năng nên nghiên cứu để đưa ra biện pháp như các nước nói trên. Tuy nhiên, ông Hiệp lưu ý: Mỗi nước có một đặc thù riêng, nếu áp dụng biện pháp trên có thể tạo ra kẽ hở để kẻ xấu vu cáo, bôi nhọ cán bộ, làm rối loạn bộ máy nhà nước.

 Phải hết sức cẩn trọng vì luật mà cứng nhắc, cứ thấy ai đưa hối lộ là xử lý thì không ai người ta tố cáo, tố giác tội phạm cả. Ở nhiều nước, họ cũng xử lý tùy từng trường hợp, tạo thành án lệ  

Một luật sư công tác tại Trung tâm trọng tài quốc tế

Một luật sư công tác tại Trung tâm trọng tài quốc tế cũng cho rằng, đưa hối lộ có nhiều loại, ví dụ đưa con đi cấp cứu thì buộc người mẹ phải đưa hối lộ, trường hợp này là người mẹ vì cứu con; hoặc như có hàng hóa nông, thủy hải sản bị kẹt tại cửa khẩu, doanh nghiệp lo bị thối nát, hư hỏng vì thủ tục chậm nên phải đút lót hải quan để được sớm thông qua… thì đây là những đối tượng nên được xem như là nạn nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp người hối lộ chủ động, cố tình thì cần phải xem xét truy cứu trách nhiệm. “Nhưng phải hết sức cẩn trọng vì luật mà cứng nhắc, cứ thấy ai đưa hối lộ là xử lý thì không ai người ta tố cáo, tố giác tội phạm cả. Ở nhiều nước, họ cũng xử lý tùy từng trường hợp, tạo thành án lệ”, vị này nói.

Ngoài ra, người tố cáo tham nhũng còn được thưởng tới 20% giá trị tài sản thu hồi từ vụ tham nhũng.

“Cứ thấy đưa là xử lý thì không ai tố cáo”

Trong khi đó, cũng theo ông Hiệp, tại VN, đưa hối lộ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự. Đây có thể là rào cản đối với người tố cáo tham nhũng mà cơ quan chức năng nên nghiên cứu để đưa ra biện pháp như các nước nói trên. Tuy nhiên, ông Hiệp lưu ý: Mỗi nước có một đặc thù riêng, nếu áp dụng biện pháp trên có thể tạo ra kẽ hở để kẻ xấu vu cáo, bôi nhọ cán bộ, làm rối loạn bộ máy nhà nước.

Một luật sư công tác tại Trung tâm trọng tài quốc tế cũng cho rằng, đưa hối lộ có nhiều loại, ví dụ đưa con đi cấp cứu thì buộc người mẹ phải đưa hối lộ, trường hợp này là người mẹ vì cứu con; hoặc như có hàng hóa nông, thủy hải sản bị kẹt tại cửa khẩu, doanh nghiệp lo bị thối nát, hư hỏng vì thủ tục chậm nên phải đút lót hải quan để được sớm thông qua… thì đây là những đối tượng nên được xem như là nạn nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp người hối lộ chủ động, cố tình thì cần phải xem xét truy cứu trách nhiệm. “Nhưng phải hết sức cẩn trọng vì luật mà cứng nhắc, cứ thấy ai đưa hối lộ là xử lý thì không ai người ta tố cáo, tố giác tội phạm cả. Ở nhiều nước, họ cũng xử lý tùy từng trường hợp, tạo thành án lệ”, vị này nói.

Ngoài ra, theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, Viện phó Viện Khoa học thanh tra, hiện VN không giải quyết đối với tố cáo nặc danh về tham nhũng mặc dù điều 39 Nghị định 120/2006/NĐ-CP quy định cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước… có nghĩa vụ thiết lập, công khai số điện thoại, hộp thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng. Trong khi đó, nhiều quốc gia trong khu vực có hành lang pháp lý bảo đảm cho tố cáo nặc danh đối với hành vi tham nhũng đều được xem xét, xử lý kịp thời. Đây là kinh nghiệm cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế giải quyết tố cáo ở VN.

Luật nên phân tách từng trường hợp

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ông Đỗ Văn Đương, bày tỏ sự đồng tình về việc xem xét để không xử lý với trường hợp đưa hối lộ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng “cần phải có sự phân tách rõ ràng về hành vi, đối tượng”.

Theo ông Đương, hiện có 2 dạng đưa hối lộ cần phân biệt đó là người đưa hối lộ bị ép buộc và người chủ động đưa hối lộ. “Đối với người bị ép đưa nhưng họ không tự mình trực tiếp đưa hối lộ mà phải thông qua người khác thì cũng xem như là một dạng bị ép buộc thì có thể miễn vì chúng ta đang khuyến khích sự tố giác đó, nếu trị cả người bị ép buộc phải đưa thông qua người môi giới thì sẽ làm hạn chế công tác phòng chống tham nhũng”, ông Đương nói.

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, phân tích tham nhũng tại VN thường bắt đầu từ việc chạy chọt, chủ động đưa hối lộ, là cấu thành tội phạm. Tuy nhiên cũng có người vòi vĩnh bắt phải đưa hối lộ. “Việc không xử lý người hối lộ chỉ có tác dụng trong trường hợp người có chức vụ quyền hạn vòi vĩnh, nhưng có thể là không nhiều. Trên thực tế có nhiều người làm sai, muốn hối lộ và họ sẽ không cáo giác vì sẽ hỏng mục đích của họ”, ông Cương nói.

Luật sư Trịnh Thị Bình, Đoàn luật sư Hà Nội thì cho rằng: “Luật Hình sự có quy định rõ về tội đưa và nhận hối lộ, tuy nhiên trong một số trường hợp người ta xét thấy, mặc dù hành vi đủ cấu thành tội phạm, nhưng trong từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, ví dụ người đưa hối lộ đưa rồi nhưng có hành vi tích cực tố cáo, tố giác tội phạm thì có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm. Điều này không có nghĩa tòa án bỏ lọt tội”.

Người Việt "ngại" tố cáo tham nhũng

Đầu tháng 7, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố kết quả khảo sát phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu lần thứ 8 đối với hơn 114.000 người tại 107 nước trên thế giới và ở VN. Kết quả cho biết, 55% người dân VN được hỏi đã “cảm nhận” tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, kết quả này cao hơn mức trung bình là 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% người VN cho rằng tham nhũng đã giảm, 27% cho rằng không thay đổi.

Đặc biệt, chỉ có 38% số người VN được hỏi cho biết sẵn sàng tố cáo tham nhũng, tỷ lệ này thấp hơn mức bình quân ở 6 nước Đông Nam Á là 63%. Trong đó, Malaysia là 79%.

Khuyến khích họ nói ra sự thật

Trả lời câu hỏi này, một nhà ngoại giao Đông Nam Á (đề nghị không nêu tên), nói với Thanh Niên: “Hệ thống tư pháp ở một số nước châu Á cho phép trao quyền miễn tố đối với những ai đưa hối lộ nhưng sau đó tố cáo hành vi này với các cơ quan chức năng. Ví dụ như ở Philippines, người đưa hối lộ quan chức nhà nước không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhằm khuyến khích những người này thoải mái tự do làm chứng tại những phiên tòa xử các quan chức tham nhũng đó. Ở Hàn Quốc, đạo luật chống tham nhũng cũng ghi rõ nếu hành động tố cáo tham nhũng của một người dẫn đến việc người này có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội (đưa hối lộ) của mình, pháp luật sẽ xem xét giảm nhẹ truy cứu hoặc miễn luôn trách nhiệm hình sự cho người này. Những điều khoản tương tự cũng được áp dụng ở Malaysia dành cho những ai tham gia vào các hoạt động rửa tiền”.

Nhà ngoại giao này nói: “Theo tôi, đây là những điều khoản VN có thể nghiên cứu để đưa vào luật của mình nhằm tăng cường bảo vệ cho những người dám đứng ra tố cáo hành vi tham nhũng và hối lộ, khuyến khích họ nói ra sự thật mà không sợ bị trả thù hay trù dập”.

Theo Thái Sơn – Anh Vũ
thanhnien.com.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).