1- Thưa giáo sư, thực chất, tình bạn trong hôn nhân là gì?
- Hôn nhân là dạng đầy đặn nhất của tình bạn. Tình bạn vừa là một dạng, vừa là thành phần cấu thành của tình yêu. Hai dạng mối quan hệ này giữa những người thân nhau quện làm một. Tình bạn trong hôn nhân tùy thuộc vào thực tế, sự quen biết đã phát triển theo cách nào. Có những mối quan hệ bắt đầu từ thực tế thoạt tiên hai người là bạn, đến thời điểm nhất định nhu cầu thầm kín gia tăng, hai người cảm thấy gần gũi với nhau tới mức cả hai đều mong muốn cái gì đó nhiều hơn và giữa họ nảy sinh tình yêu. Người trong cuộc quyết định đi đến hôn nhân – mối quan hệ, mà nền tảng là tình bạn và hai người xây đắp tình yêu trên nền tình bạn. Cũng có thể tình huống ngược lại: thoạt đầu là tình yêu, tình bạn xuất hiện sau đó. Khi ấy khởi đầu là sự quyến rũ nhân vật thứ hai, nỗ lực lý tưởng hóa đối tác, sự khao khát gần gũi và mãi đến lúc đó tình bạn mới phát triển trên một trong những giai đoạn tiến hóa của tình yêu. Tuy nhiên tương lai tình bạn có phát triển hay không còn tùy thuộc vào bản thân người trong cuộc. Sẽ thiếu tình cảm đầy đặn trong hôn nhân không có tình bạn.
2- Trong hôn nhân giữa nỗ lực duy trì chăm sóc tình yêu và tình bạn – việc nào khó hơn?
-Việc duy trì và chăm sóc tình yêu và tình bạn đều khó như nhau, bởi cả hai đều đòi hỏi sự thường xuyên ghi nhớ bằng chứng, vì chúng tôi chính là cá thể cụ thể đòi hỏi làm tất cả những gì, để hài lòng “nửa thứ hai”, phấn đấu tốt bụng với đối tác và làm cho đối tác cảm thấy hạnh phúc. Việc duy trì tình bạn dựa trên nỗ lực tìm kiếm những địa hạt mới, phát triển mối quan tâm chung, tìm ra thời gian cho đối thoại. Tuy nhiên có thể phát triển tình bạn không quan tâm đến tình yêu ; rút cuộc tình yêu bắt đầu tắt dần, chuyển thành mối quan hệ bình thường. Tuy nhiên cũng có thể phát triển tình bạn như thành phần cấu thành của tình yêu. Con người thay đổi cùng với thời gian, mất dần những đặc điểm của cái đẹp bên ngoài, tuy nhiên để tiếp tục nhận ra cái đẹp này trong cá thể thứ hai, cần phải chăm sóc tất cả thành phần của tình yêu, đặc biệt là tình bạn.
3- Chồng là bạn thân nhất của tôi – liệu có tốt?
- Đó là tình huống lý tưởng. Bởi điều đó có nghĩa, lúc nào chị cũng có chỗ dựa vững chắc, hai người luôn có cùng mục đích, những trải nghiệm và tình huống thường nhật liên kết hai người. Nếu trong hôn nhân có chỗ cho những người bạn khác, sẽ rất tốt, một khi vai trò bạn tốt nhất rơi vào “nửa thứ hai”.
4- Theo giáo sư, chuyện gì xảy ra với hôn nhân, trong đó cả vợ và chồng đều dành nhiều thời gian hơn bình thường cho bạn bè, mỗi người có bạn thân nhất cùng giới?
- Một khi đã coi hôn nhân như thể thống nhất đầy đủ hai cá thể khác giới trên mọi phương diện: thể xác, tâm lý và tinh thần, vợ chồng không thể dành quá nhiều thời gian cho bạn bè riêng, trong khi giữa hai người không có thời gian cho tình bạn. Tình yêu dựa trên nền tảng gì, nếu không có tình bạn? Sự hợp nhất có trọn vẹn? Cho dù có sự hợp nhất trong lĩnh vực đời sống tình dục, song sẽ thiếu sự gần gũi đầy đủ được thể hiện thông qua sự chăm sóc “nửa thứ hai” và mối quan tâm đối tác vì không có sự hợp nhất trên những bình diện khác.
Sẽ xuất hiện mối đe dọa bạn thân cùng giới sẽ trở thành nhân vật giải quyết mọi vấn đề xuất hiện trong mối quan hệ vợ chồng – nếu “nửa thứ hai” có bạn thân thiết hơn người trong cuộc.
5- Cần phải làm gì, để ngoài tình yêu, tình bạn cũng phát triển trong hôn nhân?
- Trước hết cần sử dụng nhiều thời gian bên nhau và cùng phấn đấu đạt mục tiêu này. Thực tế không dễ tìm được thời gian dành cho nhau, trong khi rất dễ rơi vào cái bẫy những việc tưởng chừng quan trọng hơn cảm xúc vợ chồng – yếu tố làm cho người trong cuộc ngày càng xa nhau trên bình diện tâm lý và tinh thần. Điều quan trọng là hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau củng cố cảm giác giá trị và trò chuyện với nhau. Cần tham gia vào số phận “nửa thứ hai” và có trách nhiệm với đối tác. Không phải hy sinh bản thân vì “nửa thứ hai”, mà thực sự mong muốn hỗ trợ. Thường xuất hiện trong quá trình phát triển của tình yêu thời điểm, khi chúng ta bắt đầu nhận ra những điểm yếu của đối tác. Ở con người, khởi đầu vẫn nghĩ là lý tưởng, đáng khâm phục và ngưỡng mộ, bất ngờ bộc lộ những tính cách làm chúng ta khó chịu. Đó là lý do thích hợp, để phát triển tình bạn. Sẽ bắt đầu xa nhau với những người không có năng lực phát triển tình bạn trong tình huống này.
6- Bạn khác giới của vợ (hoặc chồng) có thể trở thành mối đe dọa hôn nhân?
- Có thể. Linh mục Marek Dziewiecki đã nói chính xác, tình bạn trong sáng và trung thành giữa đàn ông và đàn bà đòi hỏi thỏa mãn một điều kiện: cả hai đều thánh thiện. Để tình bạn ngoài hôn nhân không đe dọa hôn nhân, cần có sự tỉnh táo cực lớn. Cuộc sống vẫn có những thời điểm tạo điều kiện thuận lợi nảy sinh mối đe dọa, một khi xuất hiện nhân vật được “nửa thứ hai” gọi là bạn hoặc đối xử như bạn, không nhất thiết phải lập tức phủ nhận, song cần bật đèn đỏ cảnh báo. Với bản thân cũng cần cảnh giác như vậy. Ở đây tự ý thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ bao giờ cũng tồn tại khả năng người bạn trở thành nhân vật “giải cứu” mọi rắc rối khi xuất hiện thất bại tạm thời hoặc tình huống khó khăn trong hôn nhân. Mọi người cần tự định ra giới hạn tình bạn ngoài hôn nhân của bản thân. Và không được phép vượt qua những giới hạn đã định.
7- Theo giáo sư, những gì cần cảnh giác trong tình bạn ngoài hôn nhân?
- Tình trạng dành quá nhiều thời gian cho bạn so với thời gian cho gia đình và “nửa thứ hai” là tín hiệu cho thấy tình bạn ngoài hôn nhân đang đi lệch hướng. Sẽ không tốt, khi tình bạn trở thành địa bàn giải quyết những vấn đề của hôn nhân.
8- Tình bạn có làm chúng ta giàu hơn?
- Có, một khi người thứ hai mang lại cho chúng ta những tài sản phi vật chất có thể thụ hưởng. Nhìn chung chúng ta làm giàu cho nhau bằng những khác biệt. Mỗi người làm giầu cho chúng ta bằng cách khác nhau: những mối quan tâm, những cách nhìn cuộc sống…Tất nhiên điều kiện bắt buộc: phải là tình bạn đích thực.
9- Liệu có thể hạnh phúc, trường hợp không có tình bạn, song có “nửa thứ hai” tuyệt vời?
- Trong thời điểm nhất định, vẫn tưởng, có hạnh phúc; tuy nhiên về lâu dài chỉ một “nửa thứ hai” không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu và không thể thay thế mối quan hệ với những người khác. Con người có nhu cầu trao đổi trải nghiệm với đồng loại. Bạn duy nhất ở dạng “nửa thứ hai” không thể thỏa mãn hạnh phúc. Vợ chồng tự đóng cửa trong “hội” của mình là tự kìm chân ở giai đoạn nhất định trong sự phát triển của tình yêu và hôn nhân. Nỗ lực xây dựng mạng bạn bè bên ngoài hôn nhân cũng là nguồn hỗ trợ, khi thiếu “nửa thứ hai”.
Khuê Minh
Tri Thức Trẻ