Tín dụng tiêu dùng: Cơ hội cho khách thu nhập trung bình và thấp

Tín dụng tiêu dùng: Cơ hội cho khách thu nhập trung bình và thấp
Sau một thời gian mải mê chạy theo lĩnh vực cho vay doanh nghiệp, các ngân hàng đã bắt đầu nhận ra việc xao lãng một thị trường tiềm năng - đó chính là thị trường cho vay tiêu dùng với đích ngắm là những khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp và có nhu cầu bức thiết về vay mua sắm những vật dụng cần thiết trong cuộc sống .

Tín dụng tiêu dùng: Cơ hội cho khách thu nhập trung bình và thấp

Sau một thời gian mải mê chạy theo lĩnh vực cho vay doanh nghiệp, các ngân hàng đã bắt đầu nhận ra việc xao lãng một thị trường tiềm năng - đó chính là thị trường cho vay tiêu dùng với đích ngắm là những khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp và có nhu cầu bức thiết về vay mua sắm những vật dụng cần thiết trong cuộc sống .

Các ngân hàng đang hướng đến vay tiêu dùng
Các ngân hàng đang hướng đến vay tiêu dùng. Ảnh: Hồng Vĩnh
 

Nhiều lợi ích

Ở Việt nam, cửa cho vay tiêu dùng bắt đầu “rộng mở” kể từ đầu năm 2009, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất (LS) thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống. Ngay lập tức, sản phẩm tín dụng tiêu dùng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng cá nhân. Chẳng hạn, HSBC Việt Nam cho khách hàng sử dụng vốn với LS không phần trăm trong tháng đầu tiên và không cần tài sản đảm bảo; Sacombank cho ra đời sản phẩm An Tín với hạn mức vốn cấp cho khách hàng lên đến 500 triệu đồng/hồ sơ và không cần tài sản thế chấp…

Tuy nhiên, đó vẫn là những sản phẩm tiêu dùng xa xỉ phần nhiều liên quan đến khách hàng có nhu cầu cao như vay để mua nhà, mua ô tô trả góp. Thời gian gần đây, một xu hướng cho vay tiêu dùng mới đang “nở rộ” và hướng đến những khách hàng “giản dị” hơn. Với thâm niên 2 năm làm kế toán viên tại một công ty phần mềm tại Hà Nội, Trà My kể bạn vừa không ngần ngại vay món tiền 20 triệu đồng của một ngân hàng để thêm vào với số tiền đã để dành mua một chiếc xe tay ga như mong muốn. “Với khoản vay 2 năm, dự kiến mỗi tháng em phải trả hơn một triệu rưỡi đồng cả tiền gốc và lãi. Khoản đó hoàn toàn nằm trong khả năng và thu nhập của em.”- My cho biết .

Phụ trách khối khách hàng cá nhân một ngân hàng thương mại mới đây chia sẻ, ngân hàng này đã xây dựng “bộ sản phẩm tín dụng tiêu dùng” giúp những người có mức thu nhập thấp và trung bình thấp không có tài sản đảm bảo có thể thực hiện ước mơ mua sắm tối thiểu. Vị này dẫn giải:“Nếu bạn có nhu cầu mua sắm những đồ vật “tối thiểu” cho cá nhân hay gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh…với giá trị một khoản vay khoảng 10-15 triệu đồng, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay đó mà không cần thế chấp tài sản, không phải qua những thủ tục rườm rà. Thậm chí, thời gian phê duyệt hồ sơ sẽ nhanh đến bất ngờ”.

Cần một hàng lang pháp lý

Cũng giống như các hình thức cho vay khác, tín dụng tiêu dùng xuất phát từ nhu cầu của một bộ phận khách hàng trong nền kinh tế. Thủ tục cho vay đối với tín dụng tiêu dùng cơ bản cũng không có nhiều khác biệt, gồm các khâu chính như đánh giá hồ sơ của khách hàng, giải ngân và thu hồi nợ. Giám đốc khối bán lẻ một ngân hàng chia sẻ: Cho vay tiêu dùng là mảng rủi ro nhất trong các hình thức tín dụng và các tổ chức tài chính thường thận trọng nhất nên khi hình thức này ở giai đoạn phôi thai, hình thức tổ chức thường “lách” qua một số dạng sản phẩm đặc thù mang tính thử nghiệm. Chính vì vậy, khung pháp lý và sự minh bạch đối với phân khúc tín dụng này cần được làm sáng tỏ

Liên quan đến lãi suất tín dụng tiêu dùng thường ở mức cao, (nếu lãi suất cho vay các khoản trung bình hiện nay ở mức 15% - 17% thì cho vay tiêu dùng phổ biến từ 25% trở lên), lãnh đạo một ngân hàng phân tích: “LS cho vay phải được áp ở mức cao hơn tín dụng doanh nghiệp vì cho vay tiêu dùng thường là khoản vốn nhỏ lẻ, chi phí cố định cùng việc mở rộng mạng lưới khiến khoản vay này phải đội lên nhiều". Theo một chuyên gia tài chính, hiện, thị trường Việt Nam đã có một số công ty tiên phong hoạt động trong lĩnh vực này như Home Credit (thuộc PPF), Prudential Finance hay Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), v.v. đón đầu đưa các sản phẩm rộng rãi ra thị trường, tạo cơ hội cho công chúng tiếp cận và sử dụng. Trong giai đoạn đầu, có thể sự hiểu biết dư luận chưa được hoàn toàn thuận lợi như các sản phẩm truyền thống nhưng sử dụng dịch vụ vay này bạn sẽ thấy, nhiều lợi ích của tín dụng tiêu dùng và phần nào nhu cầu của một bộ phận cư dân đã được hiện thực hóa.

Hùng Minh

Tín dụng tiêu dùng (consumer finance (CF) có lịch sử phát triển lâu đời. Tại Mỹ hay Châu Âu, tín dụng tiêu dùng luôn là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây (gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP), thậm chí được nhiều ngân hàng bán lẻ lớn xác định là mũi nhọn kinh doanh chiến lược tiềm năng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ khoảng 85 triệu người cùng mức thu nhập cũng như trình độ dân trí ngày càng cao, rõ ràng đây là thị trường rất tiềm năng dành cho dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Ước tính hiện có khoảng gần 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng là con số rất thấp so với Thái Lan, Malaysia khoảng 60% và Singapore khoảng 80%.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG