Tìm thấy ‘người canh gác’ ở cánh cổng địa ngục

Tìm thấy ‘người canh gác’ ở cánh cổng địa ngục
Các nhà khoa học đã phát hiện ra lối vào của cánh cổng địa ngục nổi tiếng trong lịch sử Hi Lạp- La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây, các nhà khoa học đã có thêm nhiều phát hiện khảo cổ mới, trong đó, có việc họ tìm thấy... "người canh gác".

Tìm thấy ‘người canh gác’ ở cánh cổng địa ngục

Các nhà khoa học đã phát hiện ra lối vào của cánh cổng địa ngục nổi tiếng trong lịch sử Hi Lạp- La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây, các nhà khoa học đã có thêm nhiều phát hiện khảo cổ mới, trong đó, có việc họ tìm thấy... "người canh gác".

Các nhà khảo cổ khai quật khu vực được cho là cánh cổng dẫn tới địa ngục trong thần thoại Hi Lạp- La Mã
Các nhà khảo cổ khai quật khu vực được cho là cánh cổng dẫn tới địa ngục trong thần thoại Hi Lạp- La Mã.
Cận cảnh 2 bức tượng cẩm thạch được tìm thấy tại hang động dẫn tới cánh cổng địa ngục tại Thổ Nhĩ K
Cận cảnh 2 bức tượng cẩm thạch được tìm thấy tại hang động dẫn tới cánh cổng địa ngục tại Thổ Nhĩ K.
 

Các nhà khảo cổ làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra người canh gác “Cánh cổng địa ngục” là 2 bức tượng cẩm thạch độc đáo. Chúng có tác dụng cảnh báo về một hang đá nguy hiểm ở thành phố cổ Hierapolis. Được biết tới với cái tên Cánh cổng của Pluto – Ploutonion (tiếng Hi Lạp) và Plutonium (tiếng La-tinh), hang động này được coi là cánh cổng dẫn tới địa ngục trong thần thoại Hi Lạp-La Mã. "Cánh cổng địa ngục" được phát hiện vào tháng 3 đầu năm 2013 bởi một nhóm nhà khảo cổ do giáo sư Francesco D’Andria (ĐH Salento) dẫn đầu.

“Các bức tượng đại diện cho 2 con vật trong thần thoại”, giáo sư D’Andria cho biết. “Một tượng miêu tả hình con rắn, biểu tượng rõ ràng cho địa ngục. Bức tượng còn lại có hình Kerberos, hay còn gọi là Cerberus, con chó 3 đầu canh giữ địa ngục trong thần thoại Hi Lạp.” Con rắn cuộn tròn và có vẻ đe dọa những ai cố gắng lại gần nó, trong khi con Kerberos cao 1.2m mang dáng vẻ một con chó chăn cừu. “Cả hai bức tượng trông khá là đáng sợ”, GS D’Andria nói.

Các tượng điêu khắc này được phát hiện sau khi các nhà khảo cổ khai quật khu vực mà họ tìm thấy Plutonium vào hồi tháng 3 vừa qua, bao gồm cả một bản khắc dành cho những vị thần cai quản địa ngục – Pluto và Kore.

Cánh cổng của Pluto được tìm thấy vào tháng 3 với những bản khắc liên quan tới các vị thần cai quản địa ngục
Cánh cổng của Pluto được tìm thấy vào tháng 3 với những bản khắc liên quan tới các vị thần cai quản địa ngục.
 

Cuộc đào bới đã hé lộ nguồn gốc của các mạch nước nóng, thứ đã tạo ra các bậc thang đá hoa trắng. Theo đó, cái hang chính là nguồn gốc của các mạch nước này. Người cổ đại tin rằng các mạch nước nóng này có khả năng chữa lành bệnh. Điều đó đã biến thành phố Hierapolis của La Mã trở thành một điểm đến nổi tiếng cho các chuyến hành hương. Ngày nay, nơi đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Cuộc khai quật hé lộ nguồn gốc mạch nước nóng và bậc thang đá hoa trắng tại khu vực
Cuộc khai quật hé lộ nguồn gốc mạch nước nóng và bậc thang đá hoa trắng tại khu vực.
 

Cả 2 bức tượng nổi lên từ nguồn nước nóng, khẳng định rằng khu vực này chính là Cánh cổng của Pluto. Theo các nguồn lịch sử thì hang động này chứa đầy các loại khí chết người. “Khoảng không chứa đầy khí độc, dày đặc tới mức khó có thể thấy mặt đất dưới chân mình. Bất kì loại vật nào bước vào trong đều chết ngay lập tức. Tôi đã thả chim vào đó và chúng lập tức tắt thở và rơi xuống.”, nhà địa lý Hi Lạp Strabo (64 trước CN – 24 sau CN) đã viết về địa điểm này như vậy. “Chúng bị chết ngay lập tức vì hơi các-bon đi-ô-xit”, GS D’Andria cho biết thêm. Các ghi chép của Strabo được xác nhận trong cuộc khai quật này khi nhóm khảo cổ phát hiện rất nhiều xác chim và côn trùng gần cửa hang.

Hang động chứa nhiều loại khí độc, khiến bất cứ sinh vật nào lại gần đều chết ngay lập tức.
Hang động chứa nhiều loại khí độc, khiến bất cứ sinh vật nào lại gần đều chết ngay lập tức..
 

Trong cuộc khai quật hồi tháng 3, nhóm khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của một ngôi đền, một bể nước và một loạt bậc thang phía trên hang động, tất cả đều trùng khớp với miêu tả về khu vực này trong các tài liệu cổ. Khu vực này đại diện cho một chặng đường hành hương quan trọng. Người ta quan sát các lễ hội linh thiêng từ trên các bậc thang trong khi các thầy tu hiến tế những con bò cho Pluto. Lễ tế bao gồm việc đưa các con vật vào hang và sau đó lôi xác của chúng ra.

Cuộc khai quật cho thấy những tàn tích của một ngôi đền
Cuộc khai quật cho thấy những tàn tích của một ngôi đền.
Nơi đây từng tiến hành các lễ tế cổ xưa với việc đưa bò vào hang hiến cho Pluto
Nơi đây từng tiến hành các lễ tế cổ xưa với việc đưa bò vào hang hiến cho Pluto.
 

Độ nổi tiếng của khu vực này được chứng thực bởi hàng chục chiếc đèn được khai quật ở trước miệng hang. Trong số những món đồ quí giá nhất, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc đầu bằng đá cẩm thạch có hình nữ thần Aphrodite.

Tìm thấy ‘người canh gác’ ở cánh cổng địa ngục ảnh 8
Hàng chục chiếc đèn và bức tượng đá cẩm thành hình nữ thần Aphrodite được tìm thấy trước miệng hang
Hàng chục chiếc đèn và bức tượng đá cẩm thành hình nữ thần Aphrodite được tìm thấy trước miệng hang.
 

“Những món đồ hiến tế này cho thấy sức sống mãnh liệt của các giáo phái tại Hierapolis vào giữa thế kỉ thứ 4 và 6 sau CN, khi đế chế La Mã đang được cải đạo sang Thiên chúa giáo bởi các vị vua như Constantine và tới tận thời của Justinian”- Alister Filippini, một nhà nghiên cứu ở ĐH Palermo cho biết.

Có khả năng là vào thế kỉ thứ 5, con đường dẫn vào Plutonium đã bị chặn lại, ngăn cản việc đi vào hang động dưới lòng đất này, khiến cho các nghi lễ không thể được tiến hành. Tuy nhiên, người hành hương tiếp tục để lại các đồ cúng tế cho các vị thần tại đây nhờ vào niềm tin là họ có thể chữa lành các vết thương nhờ nguồn nước nóng gần Plutonium.

Cùng thời gian đó, giữa thế kỉ thứ 4 và 6, bức tượng Kerberos và con rắn đã bị phá hoại, nhiều khả năng là do người Thiên chúa.

Các nghiên cứu địa chất đã bắt đầu với sự cộng tác của ĐH Pamikkale để có thể phục hồi khu vực độc đáo này và họ hi vọng là nó có thể mở cửa cho công chúng vào tương lai gần để khám phá nơi từng được cho là "cánh cửa địa ngục".

Theo Phan Hạnh
Dân Trí, Livescience

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG