Hình ảnh thu được cho thấy, có hai cây cầu ở phía xa của mặt trăng, cây lớn rộng 7 mét, dài 20 mét, cây còn lại thì bằng một nửa cây kia.
“Không giống như những chiếc cầu đá tự nhiên trên trái đất được hình thành chủ yếu do sự xói mòn của gió và nước, cầu đá trên mặt trăng được tạo ra do sự tác động của các vật chất trên mặt trăng hàng tỷ năm về trước.”, ông Mark Robinson – nhà địa lý chuyên nghiên cứu về các hành tinh thuộc trường đại học Quốc gia Arizona, đồng thời là người đứng đầu đội Camera LRO của NASA cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết rằng, một lưu vực rộng 77 km được gọi là miệng núi lửa King đã được hình thành do tác động của một hệ thống mạng lưới rộng lớn của các ống dung nham trên mặt trăng. Một số viên đá ở đây bị nóng chảy và bắn ra xung quanh vành miệng núi lửa, tạo thành một ao lửa chất lỏng dài 17 km chảy qua ngay bên ngoài phía tây bắc vành miệng núi lửa King.
Cũng giống như lớp vỏ xung quanh một chiếc bánh nướng, khi bề mặt của chiếc ao lửa kia trở nên nguội đi, một lớp vỏ cứng bên ngoài được tạo ra, trong khi bên trong nó vẫn còn nóng chảy dai dẳng, và tiếp tục chảy thành một cái dốc. Sau đó, do sự tương tác mạnh mẽ của khối vật chất bên trong và các lực xung quanh bên ngoài, bề mặt của chiếc ao lửa này bị sụp đổ thành hai phần, hình thành chiếc cầu đá tự nhiên.
Qua đó, các nhà khoa học cho rằng, mạng lưới các ống dung nham rỗng trên mặt trăng có thể sẽ là nhà của con người trong tương lai.
Quỳnh Phạm
Theo Newscience