Tìm cách tiếp cận sinh viên quốc tế

Tìm cách tiếp cận sinh viên quốc tế
Dù có nhiều trường đại học mang tên quốc tế hoặc đặt ra mục tiêu là thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập nhưng đến nay các trường đại học tại Việt Nam chưa thực sự tạo hấp lực cho sinh viên quốc tế.

Tìm cách tiếp cận sinh viên quốc tế

> Tuổi thơ ngủ gầm cầu thang của nữ sinh Việt xuất sắc nhất tại Úc
> Nữ sinh Việt xuất sắc của đại học danh tiếng Australia

Dù có nhiều trường đại học mang tên quốc tế hoặc đặt ra mục tiêu là thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập nhưng đến nay các trường đại học tại Việt Nam chưa thực sự tạo hấp lực cho sinh viên quốc tế.

Thí sinh nước ngoài dự thi tuyển sinh vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - Ảnh: Hà Ánh
Thí sinh nước ngoài dự thi tuyển sinh vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - Ảnh: Hà Ánh.

Chủ yếu đến học... tiếng Việt

Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường đại học (ĐH) Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết mỗi năm trường thu hút khoảng 2.000 lượt sinh viên (SV) nước ngoài theo học các chương trình ngắn hạn và khoảng 300 SV theo học chương trình chính quy ĐH và sau ĐH. Tuy nhiên, ngành mà sinh viên theo học là các ngành đặc thù chỉ đào tạo tại Việt Nam, như: tiếng Việt, lịch sử, văn hóa, văn học... của Việt Nam.

Ngay từ khi thành lập, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM cũng đặt mục tiêu thu hút SV quốc tế. Tuy nhiên đến nay số lượng này chưa nhiều. Đến năm 2013 có 14 người ở các nước như Campuchia, Lào, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Mỹ, Anh, Đức...

Là trường sớm đặt mục tiêu thu hút SV quốc tế nhưng đến nay Trường ĐH Hoa Sen chủ yếu nhận SV dạng trao đổi ngắn hạn hoặc chương trình liên kết. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường này, cho biết: “Mỗi học kỳ có khoảng 15 SV quốc tế đến học tập trong chương trình trao đổi và 5 SV châu Âu tham gia chương trình liên kết học một năm bậc ĐH ngành quản trị kinh doanh quốc tế”.

Chưa có môi trường

Nhìn nhận về thực tế này, thạc sĩ Hoàng Đức Bình thẳng thắn: “Khả năng thu hút SV quốc tế của các trường ĐH Việt Nam rất thấp, điều này đã rõ ràng khi so với Thái Lan và Malaysia”. Về nguyên nhân, thạc sĩ Bình khẳng định: “Vì chất lượng giáo dục quốc gia, khả năng giảng dạy tiếng Anh, chuẩn mực quốc tế trong chương trình đào tạo và cả sự hiện diện của chương trình giảng dạy có sử dụng tiếng Anh tại Việt Nam đều kém so với các nước”. Đồng quan điểm, tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng tâm tư: “Để thu hút SV quốc tế, các trường phải đảm bảo điều kiện về giảng dạy và học tập đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các điều kiện này của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới chưa đủ để thu hút SV nước ngoài”.

Trong khi đó, nói về mục tiêu này của trường mình, PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cho biết trường không đặt ra mục tiêu cụ thể mỗi năm phải có bao nhiêu SV quốc tế. Tuy nhiên, điều bắt buộc trường phải làm là xây dựng chương trình đào tạo và môi trường học tập phù hợp với tiêu chí và thông lệ quốc tế để SV có thể lựa chọn học tập.

Trong một lần trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho biết việc xây dựng trang thông tin điện tử của trường bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt, Anh và Pháp) là cách chủ động để trường tiếp cận với SV quốc tế. Cũng để thực hiện mục tiêu này, trường đã xây dựng chương trình học tập bằng tiếng Anh và tiếng Việt, có giáo trình học tập bằng cả hai thứ tiếng. Tuy nhiên, mục tiêu các năm trước mắt trường sẽ tập trung thu hút các nước trong khu vực.

Theo Hà Ánh
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG