Tiêu hủy, đấu giá hay lưu kho?

Tiêu hủy, đấu giá hay lưu kho?
TP - Ngay sau khi báo Tiền Phong số 336 ra ngày 2-12-2011 đăng bài viết “Hàng ngàn xe vi phạm sắp thành phế liệu”, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ các phương tiện, giấy phép lái xe và đăng ký bỏ lại điểm xử phạt. Tuy nhiên, việc điều tra, xác minh chủ phương tiện không dễ dàng, bởi nhiều phương tiện bị bỏ lại tới 7 năm.

Phương tiện vi phạm bị bỏ lại:

Tiêu hủy, đấu giá hay lưu kho?

Hàng ngàn xe vi phạm sắp thành phế liệu

Ngày 15-12, báo cáo kết quả rà soát

Trung tá Hà Văn Tuân - Đội phó Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP Hà Nội cho biết: “Để giải quyết phương tiện vi phạm bỏ lại, CSGT đang tiến hành thống kê, rà soát lại toàn bộ các điểm tập kết phương tiện vi phạm giao thông. Tuy nhiên, việc xác minh nguồn gốc không phải dễ, bởi nhiều phương tiện không còn giấy tờ, biển kiểm soát kèm theo nên phải tiến hành giám định lại toàn bộ số khung, số máy. Quy trình xác minh, định giá tài sản cũng gặp nhiều trở ngại, do phải có cả đại diện các ban, ngành cùng tham gia giám định như Sở Tài chính, Thuế, PC19…”.

Qua tìm hiểu, quy trình thanh lý môtô, xe gắn máy vi phạm giao thông bỏ lại điểm xử phạt khá rườm rà. Trung tá Tuân cho biết, muốn thanh lý 1 chiếc xe máy, CSGT phải gửi giấy tờ về địa chỉ cư trú của người vi phạm pháp luật an toàn giao thông, nếu người vi phạm hợp tác, thủ tục thanh lý rất nhanh, còn bất hợp tác cơ quan chức năng phải gửi thêm lần 2 và lần 3, với thời gian chờ đợi là 3 tháng. Có nhiều trường hợp phương tiện bán đi, bán lại qua quá nhiều chủ nên việc xác minh sẽ càng khó khăn hơn. Nếu phương tiện ở tỉnh khác, lực lượng chức năng phải làm cả công văn xác minh chủ gốc, sau đó lần tìm phải mất rất nhiều thời gian mới ra chủ hiện tại. Sau 3 lần gửi thông báo về địa chỉ cư trú của người vi phạm, nếu người vi phạm không tới giải quyết, lúc đó CSGT mới tiến hành thủ tục tịch thu phương tiện để bán đấu giá.

Đối với Giấy phép lái xe và đăng ký phương tiện bỏ lại điểm xử phạt, CSGT cũng phải gửi thông báo tới người vi phạm giao thông 3 lần. Một năm sau ngày xử lý, nếu người vi phạm không hợp tác, CSGT sẽ tổng hợp, báo cáo lên Công an TP Hà Nội xem xét, quyết định lưu kho hay tiêu hủy hồ sơ vi phạm pháp luật an toàn giao thông.

Ngày 15-12 tới đây, Đội CSGT số 1 sẽ báo cáo về số lượng phương tiện bị bỏ lại tại điểm tập kết xe vi phạm Bồ Đề, quận Long Biên gần 7 năm qua.

Sở Tài chính không phản hồi

Theo Trung tá Hà Văn Tuân, trước những bức xúc về phương tiện bỏ lại điểm xử phạt, CSGT đã rất nhiều lần chủ động làm thủ tục hóa giá, thanh lý, nhưng hầu như rất ít khi nhận được sự hợp tác của các cơ quan, đơn vị liên quan. Cụ thể là với hơn 300 xích lô, xe ba bánh bỏ lại điểm tập kết phương tiện Bồ Đề, quận Long Biên hơn 3 năm nay, rất nhiều lần CSGT đã gửi công văn sang Sở Tài chính thành phố đề nghị phối hợp, thế nhưng Sở đều không phản hồi.

Trung tá Trần Ngọc Ánh - Đội trưởng Đội Tham mưu Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội cho biết: “Đối với các phương tiện trộm cắp, thông thường CSGT sẽ tiến hành rà soát chủ nhân của phương tiện và tiến hành trả ngay. Còn với phương tiện vi phạm bị bỏ lại nơi vi phạm, theo quy định sẽ được thanh lý hết trong từng năm”. Trung tá Ánh cũng cho biết, vấn đề thanh lý phương tiện bỏ lại điểm xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các đơn vị trước đó đã gửi sang Sở Tài chính thành phố xem xét, và cũng không nhận được phản hồi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.