Trong số 284 bài báo, tư liệu, có 136 bài trong bộ sưu tập tư liệu báo chí về Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam; 38 bài báo viết về sự kiện giàn khoan Hải Dương 981; 110 bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng và 12 hình ảnh phóng viên tác nghiệp trên biển đảo quê hương.
Các bài báo của Tiền Phong phản ánh sự kiện Hải Dương 981 như: Thấy và ghi từ Hoàng Sa, 21/6 giữa Hoàng Sa (Trần Tuấn); Rời tàu đừng vẫy tay lâu, Những ngày đi giữa lằn sinh tử (Nam Cường); Trên từng mét nước chủ quyền (Nguyễn Huy); Say nghề đè say sóng (Công Khanh). Ảnh: Thanh Trần.
Ngoài ra còn có tư liệu hình ảnh nhà báo Trần Tuấn trên tàu CSB 8003. Ảnh: Thanh Trần.
Đáng chú ý là bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” của vợ chồng ông Trần Thanh Phương và bà Phan Thu Hương. Họ là người con Quảng Nam – Đà Nẵng hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai vợ chồng ông Phương đã sưu tập các tờ báo về Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu năm 1979 đến tháng 10/2011, đóng thành một cuốn sách dày 1.000 trang với kích thước 60 cm x 40 cm. Bộ sưu tập sau đó được một doanh nhân mua tặng cho UBND huyện Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.
Triển lãm sẽ kéo dài 10 ngày. Ảnh: Thanh Trần.
Theo UBND huyện Hoàng Sa, triển lãm này thông tin cho nhân dân hiểu rõ hơn quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đồng thời thể tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của dân tộc ta đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, qua đó động viên thế hệ trẻ cùng với nhân dân cả nước chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ngoài ra, đây cũng là dịp ghi nhận sự đóng góp của các nhà báo, phóng viên đã tích cực đấu tranh vì chủ quyền biển đảo đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và các vùng biển,vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.