Tiến hành thanh tra dự án “Thành phố giao lưu”

Tiến hành thanh tra dự án “Thành phố giao lưu”
Hôm nay, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp công bố quyết định Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về dự án “Thành phố giao lưu”. Các đơn vị liên quan sẽ phải báo cáo những vấn đề liên quan.
Tiến hành thanh tra dự án “Thành phố giao lưu” ảnh 1
Đến bao giờ dự án này mới thành hiện thực ?

Tham gia cuộc họp có lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở KH - ĐT, Sở QHKT, Sở Tài chính, Thanh tra Nhà nước thành phố, Cty VIGEBA...

Như các số báo trước chúng tôi đã đề cập, khi biết tin ông Hoàng Văn Nghiên có công văn “đinh” giao cho VIGEBA làm chủ đầu tư dự án Thành phố giao lưu đầy mầu mỡ, giới kinh doanh bất động sản tại Hà Nội chỉ biết ngao ngán mà than rằng: “Không thể tin được”! Nhưng VIGEBA thực lực ra sao mới là điều đáng bàn hơn cả…

Vào thời điểm “ấp ủ” ý định tìm chủ đầu tư cho dự án khu đô thị 100 ha, chắc hẳn ông Hoàng Văn Nghiên biết rằng: VIGEBA chẳng có đồng nào. Bởi lẽ lúc ấy đã có VIGEBA đâu mà có tiền trong “túi” VIGEBA.

Có dự án, mới tìm chủ đầu tư. Điều này bình thường. Nhưng nó bất thường ở chỗ vì sao chủ đầu tư cứ phải là VIGEBA và vì sao hình thành nên VIGEBA phải là VIC, Cty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp, TCty Bảo hiểm Việt Nam?

Nhiều người xì xào về quan hệ giữa nguyên Chủ tịch UBND TP Hoàng Văn Nghiên với một số nhân vật là thành viên sáng lập ra VIGEBA. Vậy khi thành lập VIGEBA ngày 2/7/2001, Cty này có vốn bao nhiêu?

90 tỷ đồng! Đó là con số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vào thời điểm mà ông Hoàng Văn Nghiên có văn bản: “Chấp thuận về nguyên tắc để VIGEBA làm chủ đầu tư dự án để “phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế”, hẳn là VIGEBA vẫn đang loay hoay mở tài khoản, đăng ký mã số thuế.

Vậy thì năng lực tài chính của VIGEBA được thể hiện ở đâu? Trong lúc thành phố Hà Nội rất khắt khe với rất nhiều nhà đầu tư thì VIGEBA lại là trường hợp ngoại lệ.

Ông Cao Văn Bản - Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư (Bộ Kế hoạch-Đầu tư): Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo thành phố Hà Nội

Bên cạnh nhiệm vụ giám sát đầu tư tổng thể ở các bộ, ngành, và địa phương, chúng tôi còn được giao giám sát các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để “nắm” được bức tranh chung về tình hình đầu tư toàn quốc.

Đối với dự án “Thành phố giao lưu”, khi khởi động dự án bên thành phố Hà Nội có hỏi ý kiến chúng tôi, thì chúng tôi chỉ làm một việc là hướng dẫn về thủ tục đầu tư.

Như vậy, chúng tôi không thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư cũng như không giám sát dự án này, chuyện này thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định ở thành phố Hà Nội.

Bởi vì, đây không phải dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư, hơn nữa trọng tâm giám sát của chúng tôi chỉ là các dự án có vốn đầu tư của Nhà nước.

Theo sự phân cấp thì “anh” nào có thẩm quyền quyết định đầu tư, anh đó tổ chức thẩm định. Với những quyết định thế này thế khác trong dự án như báo Tiền Phong đã nêu, nếu có thực sự như vậy thì trách nhiệm thuộc về thành phố Hà Nội.

Tóm lại, tôi khẳng định thế này: Các bộ, ngành, và địa phương, rồi các cơ quan tư vấn có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo thành phố, còn nghe đến đâu là việc của lãnh đạo thành phố Hà Nội. 

Hơn nữa, để tiến thêm một bước vững chắc với vai trò là chủ đầu tư dự án lớn, vào ngày 13/8/2002, TCty Bảo hiểm Việt Nam đã có Văn bản số 2313 gửi Cty VIGEBA cam kết cho vay vốn 300 tỷ đồng.

Thực ra đây là một thông báo, chẳng phải hợp đồng, cũng không phải quyết định nên tính hiệu lực thấp (cũng xin lưu ý rằng, TCty Bảo hiểm còn là một trong 3 thành viên sáng lập VIGEBA).

Mặc dù vậy, Công văn 2313 lại được coi như  “lá bùa” để sau đó hai tuần VIGEBA được tạm giao khoảng 1 triệu m2 đất để thực hiện dự án.

Đầu năm 2004, sau khi đã chọn và giao đất cho chủ đầu tư, TP Hà Nội mới xin ý kiến của một số Bộ liên quan về dự án. Bộ Tài chính đã lưu ý: VIGEBA phải bổ sung báo cáo tài chính trong năm 2002 và năm 2003; VIGEBA cũng cần làm rõ khả năng nguồn vốn tự có tham gia dự án...

Bộ KH - ĐT thì cảnh báo: Quy hoạch chi tiết 1/500 là căn cứ lập dự án chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ với 2 lưu ý này, VIGEBA cũng thật khó xoay xở.

Cho dù đến nay VIGEBA đã tiến hành đền bù được 52ha và chi 151 tỷ đồng nhưng Sở Tài chính Hà Nội vào tháng 6/2005 khẳng định, Cty mới huy động được 60% vốn điều lệ (khoảng 54 tỷ đồng-PV) và cần phải kiểm toán báo cáo tài chính của Cty năm 2004.

Thực hiện dự án có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng nhưng VIGEBA chỉ mới có 54 tỷ đồng ( tương đương trên 1%), còn lại (99%) trông chờ vào đi vay(?)

Điều này một lần nữa khiến nhiều nhà đầu tư khu đô thị phải kính nể VIGEBA và càng kính nể hơn đối với kiểu lựa chọn chủ đầu tư  của ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND thành  phố Hà Nội khi đó!?

Kỳ sau: Những quyết định khó hiểu của thành phố Hà Nội

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.