Tiềm năng du lịch Long An vẫn còn rất lớn

0:00 / 0:00
0:00
Long An là địa phương cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh/thành phố và đồng thời là một trong 8 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam.

Tiềm năng du lịch

Long An là địa phương có được sự đa dạng về địa hình chuyển tiếp từ vùng gò đồi, đồng bằng đến sông hồ và vùng nước biển ven bờ, vì vậy cảnh quan ở Long An khá đa dạng và hấp dẫn.

Cảnh quan đặc trưng ở vùng trũng Đồng Tháp Mười trên địa bàn các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa nơi có những thảm rừng Tràm tự nhiên bát ngát, các hồ sen, súng, cỏ lát,… tạo nên cảnh quan đặc sắc của sinh cảnh đất ngập nước, đặc biệt vào mùa nước nổi ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen hoặc dọc trục tuyến đường N2.

Giá trị sinh thái đặc biệt có giá trị có thể khai thác để phát triển sản phẩm sinh thái trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay tập trung ở Khu bảo tồn Đất ngập nước (Khu BTĐNN) Láng Sen với tổng diện tích 5.030 ha trên địa bàn xã Vĩnh Lợi và một phần thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng.

Thực vật trong khu BTĐNN Láng Sen khá phong phú với 156 loài thực vật hoang dã trong đó có 152 loài đã xác định được tên khoa.

Kết quả điều tra chưa đầy đủ cho thấy ở khu BTĐNN Láng Sen có 149 loài động vật có xương sống (không kể cá). Trong tổng số các loài động vật thì có tới 13 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.

Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, bởi vì khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao. Một số lễ hội chủ yếu gồm có: Lễ Kỳ Yên (Cầu An) vào dịp đầu năm, lễ cầu mưa, lễ hội Làm Chay (Tầm Vu – Châu Thành), lễ Tống Phong (hay còn gọi là lễ Tống Ôn vào ngày 6/3 âm lịch) được tổ chức khá phổ biến ở các địa phương như ở xã Tân Phước Tây (Tân Trụ) và Bình Lập (Tân An) ở Long An.

Tiềm năng du lịch Long An vẫn còn rất lớn ảnh 1

Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với phần hội sinh động. Trong ảnh, một động quỷ trong lễ hội Làm Chay biểu diễn với lửa.

Long An có nhiều nghề thủ công truyền thống. Đây vừa là đối tượng tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Tuy nhiên cùng với thời gian, hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An chỉ còn 7 làng nghề được công nhận bao gồm: trống Bình An, chiếu Long Cang, bánh tráng Nhơn Hòa, chầm nón lá An Hiệp, đan cần xé Đức Hòa, dệt chiếu An Nhật, mây tre đan Tân Mỹ.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, trong số 3 tỉnh có liên quan đến Đồng Tháp Mười là Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang thì ưu thế tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch này đang thuộc về Long An, ưu thế về thương hiệu đang thuộc về Đồng Tháp.

Để phát triển sản phẩm này Long An cần dựa vào 3 điểm du lịch quan trọng là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười.

Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen được chọn là 1 trong 2 khu vực ở vùng Đồng Tháp Mười cho bảo tồn đa dạng sinh học thông thái cho khu vực lưu vực sông Mê Kông do GEF, UNDP, IUCN và MWBP tài trợ. So với VQG Tràm Chim của Đồng Tháp, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen có ưu thế hơn về diện tích, đa dạng sinh học, cấp độ bảo tồn thấp hơn nên hoạt động dành cho khách du lịch cũng phong phú và đa dạng hơn, sức chứa cao hơn.

Tiềm năng du lịch Long An vẫn còn rất lớn ảnh 2

Một góc KDL Làng nổi Tân lập (Ảnh: Kiên Định)

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với vị trí thuận lợi nằm trên trục QL62, có khu vực sinh thái tự nhiên hấp dẫn, được quy hoạch và đầu tư hạ tầng (kênh, kè, đập, điện, cấp thoát nước, bến tàu, khu hành chính, tuyến đường tham quan bằng bê tông dài 4km, chòi quan sát) khá bài bản.

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập và Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen là 2 thành tố quan trọng, không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch sinh thái.

Là một địa phương với thế mạnh về nông nghiệp với hàng trăm trang trại và làng nghề, việc phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mà trọng tâm là du lịch trang trại và du lịch làng nghề ở Long An là cần thiết.

Bên cạnh đó, đại diện Sở cũng cho rằng du lịch nông thôn cần phải trở thành sản phẩm du lịch chính của Long An.

Cần phân biệt và tìm ra được những điểm khác biệt và tương đồng giữa Du lịch trang trại với Du lịch nông nghiệp, Du lịch miệt vườn và Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay).

Trong hệ thống hàng trăm các làng nghề truyền thống ở Long An, cần lựa chọn những làng nghề tiêu biểu mang tính đại diện cho nghề truyền thống địa phương song không trùng lặp hoặc còn giữ được bản sắc hơn so với các làng nghề cùng loại ở các địa phương khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi được lựa chọn, cần có những đánh giá cụ thể về khả năng khai thác các giá trị của làng nghề để phục vụ phát triển du lịch làm căn cứ đề xuất chương trình đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề gắn với du lịch trong đó bao gồm cả tập huấn kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch cho cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

TPO - Theo báo cáo tài chính năm 2024 của 28 ngân hàng thương mại trong nước, có 16 nhà băng đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Dẫn đầu là Vietcombank với con số 8.195 tỷ đồng, tăng 1,98% so với cùng kỳ.
Quỹ ngoại 'xả' cổ phiếu Thế giới Di động

Quỹ ngoại 'xả' cổ phiếu Thế giới Di động

TPO - Tại thời điểm ngày 2/1, room ngoại còn lại của cổ phiếu MWG là 43,5 triệu cổ phiếu nhưng đến 31/3, room ngoại lên tới 47,27 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại bán ròng thêm 3,77 triệu cổ phiếu Thế giới Di động trong 3 tháng đầu năm.
Tổng Bí thư Tô Lâm cử Đặc phái viên sang Mỹ đàm phán thuế quan

Tổng Bí thư Tô Lâm cử Đặc phái viên sang Mỹ đàm phán thuế quan

TPO - Tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định những thông điệp lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Mỹ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu... Tổng Bí thư Tô Lâm đã cử Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tới Mỹ. 
Thủ tướng: Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

TPO - Thủ tướng lưu ý các giải pháp cần làm để tăng trưởng GDP 8% trở lên; cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…