Tiềm năng bất động sản Chơn Thành qua quy hoạch giao thông

Theo định hướng Chơn Thành sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa để trở thành đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Phước từng bước đáp ứng các điều kiện lên thị xã trong năm 2020 – 2025.

Trong thời gian gần đây Chơn Thành (Bình Phước) nóng lên như một địa điểm thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dự án đô thị. Hãy cùng tìm hiểu các quy hoạch giao thông tại Chơn Thành để thấy được tiềm năng thị trường bất động sản khu vực này:

I. Hệ Thống Đường Bộ

Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư

Vừa qua chính phủ đã phê duyệt quyết định số 326/QD – TTG: “Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” của Bộ giao thông vận tải. Trong đó, năm 2020 sẽ cho xây dựng tuyến đường cao tốc kết nối 3 địa phương: Chơn Thành (Bình Phước) - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - TP.HCM và kết thúc sẽ là nút giao Gò Dưa (Vành đai 2). Tuyến đường cao tốc sẽ có chiều dài 69 km. Với quy mô 6 đến 8 làn xe thông thoáng.  Dự kiến xây dựng sau năm 2020. Quy hoạch đề xuất phương án tuyến kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư (Lộ trình tuyến đã được quy hoạch và phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến 2020, tầm nhìn 2050; đồng thời tuyến cũng được định hướng và trong quy hoạch xây dựng chung của Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư).

Tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh)

QL14 là tuyến đường kết nối hai vùng kinh tế lớn, Tây Nguyên và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Đoạn từ thị xã Đồng Xoài đến trung tâm hành chính huyện Chơn Thành dài 23,6km, được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp I, với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80-100km/h, đang thực hiện theo dự án vốn trái phiếu Chính phủ đạt quy mô cấp III với 4 làn xe.

Tiềm năng bất động sản Chơn Thành qua quy hoạch giao thông ảnh 1 Tuyến đường Hồ Chí Minh – Quốc lộ 13 từ trên cao

Đoạn tuyến tránh Chơn Thành được xây dựng theo phương án hướng tuyến như sau: điểm đầu giao với QL14 tại Km995+500, đi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và giao QL.13 tại Km65+500 đi tiếp qua tỉnh Bình Dương. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 9,5km xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III.

Tuyến Quốc lộ 13

QL13 có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng ngoại vi và đảm nhận chức năng giao thương Quốc tế. Dọc theo tuyến, quỹ đất xây dựng còn tương đối lớn, đồng thời với tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia được quy hoạch sẽ là các nhân tố thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ du lịch dọc tuyến. Tuyến có chiều đài 79,9km được quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.

Đoạn từ ranh tỉnh Bình Dương đến thị xã Bình Long dài 32,7km chạy qua thị trấn Chơn Thành đã được đầu tư theo hình thức BOT với 6 làn xe.

Tuyến đường Chơn Thành – Dầu Tiếng

Đầu tháng 5/2020 UBND tỉnh Bình Phước có quyết định, về việc nâng cấp mở rộng tuyến đường Minh Hưng – Minh Thạnh. Tuyến đường này ngang qua KCN Minh Hưng III thong ra QL13, sẽ là nơi giao thương sầm uất nhất giữa Chơn Thành – Dầu Tiếng – TP.HCM tạo điều kiện cho Chơn Thành trở thành  một trong những khu vực đầy tiềm năng về bất động sản.

Tiềm năng bất động sản Chơn Thành qua quy hoạch giao thông ảnh 2 Quyết định xây dựng tuyến đường Minh Hưng – Minh Thạnh

II. Hệ Thống Đường Sắt

Theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 02 tuyến đường sắt :

Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia

Quy hoạch tuyến đường sắt xuyên Á (đường đơn), điểm đầu nối với đường sắt quốc gia tại Dĩ An, tỉnh Bình Dương đi theo hướng song song với QL.13 qua ranh giới Campuchia tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, phần lớn đi theo nền đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh trước đây, toàn tuyến dài 128,2km, đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 66,3 km.

Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL.13 khoảng 430m; Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL.13 khoảng 1000m và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.

Tuyến Chơn Thành – Đăk Nông

Đây là một phần của dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, bao gồm trục chính là Đà Nẵng – Kon Tum – Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột – Chơn Thành – Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến dự kiến có lộ trình nằm song song QL14.

Chính phủ đã ra chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc từ huyện Chơn Thành - Bình Phước dẫn qua Bình Dương về Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, hiện nay Bình Phước đặc biệt là Chơn Thành đang tiến hành giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ dự án. Đây sẽ là bước ngoặt quan trọng để Bình Phước phát triển kinh tế. Từ đó góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Tiềm năng bất động sản Chơn Thành qua quy hoạch giao thông ảnh 3 Sơ đồ giao thông của Chơn Thành trong tương lai

Với những đầu tư về giao thông trọng điểm trên có thế khẳng định tiềm năng về thị trường bất động sản khu vực Chơn Thành rất nhộn nhịp khi thu hút cả người mua ở, nhà đầu tư cá nhân, chủ đầu tư – các doanh nghiệp địa ốc. mà đặc biệt dự án đang nhận được sự quan tâm chính là Khu Dân Cư Phúc Hưng Golden dự án này nằm trong KCN Minh Hưng III và gần kề tất cả các nút giao thông đang hoàn thiện trong dó có tuyến đường Minh Hưng – Minh Thạnh đã được triển khai đầu tháng 5/2020. Dự án khu đô thị Phúc Hưng Golden do Công ty TNHH MTV Xây dựng Phát triển Địa ốc Đất Xanh Bình Phước làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Cát Chơn Thành là đơn vị phát triển dự án.

Dự án: Phúc Hưng Golden

Tổng diện tích: 413.678,2 m2

Vị trí: Đường N11, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Loại hình: Đất nền, nhà phố

Chủ đầu tư: Hoàng Cát Group

Website: phuchunggolden.vn

MỚI - NÓNG