Thường xuyên cắt móng tay, móng chân: Hại nhiều hơn lợi?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Theo các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nottingham, Anh, việc cắt móng tay và móng chân hàng ngày để trang điểm cho bàn tay, bàn chân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới móng.

Họ đã đưa ra một tập hợp các phương trình để xác định các định luật vật lý về sự tăng trưởng móng tay, và sử dụng chúng để làm sáng tỏ những nguyên nhân gây ra một số vấn đề về móng thường gặp nhất, như móng chân mọc quặp vào trong, móng tay hình thìa, và móng tay gọng kìm.

Cyril Rauch, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Điều đáng chú ý là một số người có thể sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là móng tay, móng chân của họ trông thẩm mỹ hơn".

Gây chấn thương móng

Theo nghiên cứu, thường xuyên cắt tỉa móng có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng trong sự phát triển móng và gây chấn thương móng. Theo thời gian, điều này có thể dẫn tới sự biến đổi về hình dạng móng, có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý móng nghiêm trọng.

Rauch cũng cho biết: "Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi gợi ý rằng các tín đồ làm đẹp móng nên lựa chọn cắt ở bờ móng thẳng hoặc cong vòm, vì nếu không họ có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng chấn thương móng, dẫn tới một số tình trạng bệnh lý móng nghiêm trọng”.

Nói cách khác, lựa chọn hình dạng móng đơn giản để giảm thiểu chấn thương lên sự tăng trưởng của móng.

Phương trình tăng trưởng móng

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương trình chung về hình dạng móng tay sau khi tính đến các tác động cho phép móng trượt về phía trước và phát triển. Phương trình cho thấy, khi các tác động bị mất cân bằng, hoặc nếu móng phát triển quá nhanh hoặc quá chậm, chấn thương trên toàn bộ móng có thể xảy ra, khiến cho móng thay đổi hình dạng theo thời gian.

Mặc dù những thay đổi trong chấn thương vật lý có thể gây ra bởi tuổi tác hoặc thay đổi chuyển hóa của cơ thể, phương trình cũng vẫn cho thấy cắt tỉa móng tay và móng chân có thể làm tăng chấn thương đối với móng.

Móng chân mọc quặp vào trong

Phương trình cho thấy chấn thương nhiều hơn ở các móng lớn và có cạnh phẳng lớn hơn, điều này có thể lý giải vì sao móng chân mọc quặp thường xảy ra ở ngón chân cái.

Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng móng mọc vào trong, gọng kìm và hình thìa là các tình trạng bệnh lý có liên quan. Họ cho rằng cần quan tâm hơn tới việc cắt tỉa móng tay, móng chân và việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận, đặc biệt là với số lượng ngày càng nhiều các tiệm sửa móng.

Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.