Thưởng lãm tranh Phật ngọc lớn nhất Việt Nam

 Hậu trường tạo tác Mandala từ ngọc và đá quý. Sàn đặt tranh được lát bằng gỗ hương đỏ. Ảnh: Vô Úy.
Hậu trường tạo tác Mandala từ ngọc và đá quý. Sàn đặt tranh được lát bằng gỗ hương đỏ. Ảnh: Vô Úy.
TP - Nhân dịp Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên (từ 16 đến 18/3), Đức Gyalwang Drukpa vừa cử hành đại lễ gia trì và khai mở bức tranh mô phỏng cõi Phật (Mandala) Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tạo tác từ ngọc và đá quý. Tác phẩm lập Kỷ lục Việt Nam cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất.

Bức tranh mô phỏng cõi Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn có đường kính 9m, kích cỡ đặc biệt lớn so với tác phẩm cùng loại thông thường, được kiến lập miên mật trong thời gian 9 ngày tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên bởi các bậc cao tăng thuộc dòng Drukpa, Ấn Độ. Tranh được chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý: ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh, aven, lapis lazuli… được nghiền nhỏ. Các vật liệu được lựa chọn kỹ lưỡng đảm bảo hoàn toàn tự nhiên, thanh tịnh để có thể hấp thụ đầy đủ năng lượng gia trì. Theo quan niệm Phật giáo, Đại Mandala khi hoàn thành mang tới sự gia trì lớn lao cho những ai có duyên chiêm bái. Sáng 16/3, tòa nhà trưng bày tranh chính thức mở cửa đón hàng nghìn lượt người tới chiêm bái và vừa đi quanh tranh (nhiễu) vừa niệm Phật.

Được biết, tạo tác Mandala là một hình thức nghệ thuật tâm linh mật truyền bắt nguồn từ Phật giáo Kim Cương thừa Ấn Độ thời cổ xưa. Đây là Pháp bảo được xếp vào loại hình mang năng lực giải thoát qua cái thấy, tức người xem tranh với tín tâm thuần khiết có thể chấm dứt khổ đau, chướng ngại, viên mãn mọi sở nguyện và thành tựu
giác ngộ.

Trong các loại hình nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa, vẽ tranh bằng cát màu đứng đầu về tính độc đáo và mức độ tinh xảo. Hàng triệu hạt cát được kỳ công sắp đặt vào một mặt phẳng trong nhiều ngày, tạo thành một đồ hình về tâm giác ngộ và cảnh giới giác ngộ. Chất liệu được sử dụng trong kiến lập Mandala là cát nhuộm màu được nghiền từ đá quý, bán quý, hoa, thảo dược và các loại hạt nhuộm màu.

Mandala thường chỉ được kiến lập trong các dịp đại lễ tại vùng Himalaya và được xóa đi một vài ngày ngay sau khi Pháp hội kết thúc. Vì thế, trong khi tranh tượng Phật giáo được lưu truyền trên khắp thế giới trong nhiều thế kỷ, thì trước đây chỉ những ai có phúc duyên hi hữu đến dự các lễ này mới có cơ hội được chiêm bái Mandala cát.

Bức tranh kỷ lục tại Việt Nam sẽ chỉ được giữ lại một khoảng thời gian để du khách thập phương kịp chiêm bái, rồi sẽ lại được “hòa tan” bằng một nghi lễ công phu.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.