Thuốc nam trị lở ngứa

Thuốc nam trị lở ngứa
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.

Thuốc nam trị lở ngứa

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.

Cây sài đất
Cây sài đất.

Phương thuốc chữa lở ngứa người lớn: vỏ cây gạo có gai thái tươi phơi khô 40g, ké đầu ngựa sao vàng 20g, dây vảy ốc leo thái tươi phơi khô 20g, cỏ chỉ thiên 16g, cỏ nhọ nồi 16g, dây kim ngân 12g, ô rô nước 8g cho cùng vào sắc uống 3 lần trong ngày.

Gia giảm: Nếu da nơi lở ngứa khô, không mồ hôi, gia hương nhu, hoa kinh giới, trắc bách diệp, bỏ kim ngân và nhọ nồi trong phương trên.

Nơi lở ngứa chảy nước vàng, gia sài đất.

Đái dắt nước vàng nóng, tức bọng đái, gia thổ phục linh, lá cối xay nhưng lại bỏ kim ngân, nhọ nồi trong phương trên.

Phụ nữ ra khí hư, gia lá bạc thau, vòi voi, sài đất, bỏ kim ngân, nhọ nồi.

Người gầy yếu, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá tiết dê, dây chiều, xích đồng nam, dây tơ hồng xanh.

Phụ nữ sau sinh đẻ bị lở ngứa, ăn yếu, chậm tiêu, sữa ít, chân tay tê mỏi, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá mít, nàng nàng, cây cà gai, dây chiều, hương phụ chế.

Trị lở ngứa trẻ em: ké đầu ngựa 20g, vỏ gạo gai 20g, dây kim ngân 12g, dây vảy ốc 12g, sài đất 12g, dây và lá bạc thau 8g. Sắc uống đặc ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần uống có thể thêm đường cho dễ uống hoặc cho vào 7 - 8 khẩu mía. Nếu trẻ nào kèm ho gà, gia vỏ quýt lâu năm, lá chanh, cà gai leo.

Kết hợp: Kiêng dùng xà phòng khi tắm, đun nước sôi để nguội tắm. Có thể cho lá sòi và củ dáy dại đun sôi kỹ chắt lấy nước tắm, không pha nước lã hoặc bất cứ nước gì.

Cần ăn kiêng các thức như tôm, cua, nhộng tằm, ớt, chuối tiêu, thịt gà, thịt chó.

BS. Hoàng Xuân Đại
Theo Sức khỏe & đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.