Thực hư về hiệu quả của các loại kính chống ánh sáng xanh

0:00 / 0:00
0:00
Sự ra đời của những chiếc kính cho phép lọc bớt ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính và các thiết bị điện tử trong vài năm gần đây đã khiến cho nhiều người tin tưởng rằng đây là “cứu tinh” của đôi mắt. Vậy kính chống ánh sáng xanh có thực sự hiệu quả để bảo vệ mắt?

Đừng thần thánh hóa kính chống ánh sáng xanh

Thời đại 4.0 đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ và thói quen làm việc, học tập online sau đại dịch khiến cho thời gian sử dụng các thiết bị điện tử tăng cao, chúng ta càng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng xanh. Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh trong một thời gian dài có thể dẫn đến các hiện tượng như: mỏi mắt, khô mắt, giảm thiểu chức năng võng mạc của mắt, rối loạn giấc ngủ…

Ánh sáng xanh nguy hại là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 450-495 Nanômét) mang năng lượng cao, do đó có khả năng tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là tế bào sắc tố võng mạc - RPE. Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc trong đó có hội chứng thị giác màn hình và đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao. Khi RPE suy yếu, các tế bào thị giác dễ bị teo, chết đi và bong ra, ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác màn hình 90%. Ngoài ra, theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ (Sleep Foundation), ánh sáng xanh làm ức chế quá trình giải phóng melatonin, một loại hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ. Nếu sử dụng điện thoại ban đêm sẽ làm nhịp sinh học bị đảo lộn, lâu dần có thể dẫn đến chứng khó ngủ và khiến đôi mắt càng bị yếu đi.

Thực hư về hiệu quả của các loại kính chống ánh sáng xanh ảnh 1

Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử khiến mắt dễ mỏi, mờ, nhức. Ảnh: Shutterstock

Những năm gần đây, nhiều người đã tìm đến kính lọc ánh sáng xanh và xem đây như “vệ sĩ bảo vệ đôi mắt”. Tròng kính chống ánh sáng xanh có các bộ lọc trong tròng nhằm chặn hoặc giảm hấp thụ một phần ánh sáng xanh chiếu trực tiếp vào mắt. Tuy nhiên, theo chuyên gia, các loại kính này hiện chỉ chống được từ 5% đến 40% lượng ánh sáng xanh, tùy vào chất lượng của sản phẩm. Do vậy, một phần lớn ánh sáng xanh nguy hại vẫn có thể đi vào mắt và gây hại cho sức khỏe. Hiện nay, Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra khuyến nghị dùng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.(*)

Bạn có thể sử dụng loại kính này để hạn chế ánh sáng xanh nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng hơn vẫn là áp dụng các giải pháp toàn diện, từ việc thay đổi hành vi bên ngoài và đặc biệt cần chú trọng chăm sóc mắt từ bên trong mới giúp đôi mắt sáng khỏe.

Chủ động chăm sóc mắt từ bên trong để bảo vệ mắt từ gốc

Cuộc sống hiện đại khiến phần đông mọi người không thể tách rời các thiết bị điện tử, do đó chủ động chăm sóc mắt từ bên trong là loại “áo giáp” bảo vệ tốt nhất. Đáp ứng nhu cầu đó, Wit - sản phẩm được sản xuất tại Mỹ đã ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp người dùng bảo vệ đôi mắt hiệu quả. Wit có chứa nhiều tinh chất quý, trong đó nổi bật nhất là tinh chất Broccophane (được chiết xuất từ bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình như giảm khô, mờ, nhức, mỏi mắt lâu dài; bảo vệ thủy tinh thể và các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Có thể nhiều người chưa biết là đôi mắt của con người chỉ có khoảng 5 triệu tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Do vậy, khi chúng bị tác động bởi ánh sáng xanh, những tế bào này bị tổn thương và mất đi thì không thể tái tạo lại. Khi đưa Broccophane vào cơ thể sẽ tăng sản xuất Thioredoxin, từ đó giúp bảo vệ các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Ngoài ra, để bảo vệ đôi mắt, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt bạn cần chú trọng thực hiện các biện pháp hỗ trợ bảo vệ mắt khác. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp, nên bố trí, điều chỉnh ánh sáng ở không gian học tập, làm việc sao cho hợp lý vì ánh sáng của phòng hài hòa sẽ làm giảm bớt sự tác động của ánh sáng xanh. Theo đó, phòng nên để mức sáng vừa phải, không tối nhưng cũng không quá sáng, không để màn hình máy tính hướng ra cửa sổ hoặc có ánh sáng rọi vào gây chói mắt. Trong phòng nên bố trí một số cây xanh giúp mắt thư giãn. Điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp, cách mắt 50 đến 60cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10-20 cm. Ngoài ra, cần ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, không cúi sát màn hình…

Theo GS. TS Đỗ Như Hơn (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương), khi học tập, làm việc, chúng ta cần luyện tập mắt với nguyên tắc 20:20:20, cứ 20 phút mắt tập trung vào màn hình nên đưa mắt thư giãn ở khoảng cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong thời gian 20 giây. Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ bạn nên dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, hướng tầm mắt vào các khoảng không gian cây lá xanh giúp mắt thư giãn hơn.

Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên tăng cường các loại rau củ, trái cây có màu cam - đỏ như cà rốt, bí đỏ hay màu xanh đậm như bông cải xanh, đậu hà lan, rau bina… Khám mắt định kỳ, nên khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

Thực hư về hiệu quả của các loại kính chống ánh sáng xanh ảnh 2

Chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Ảnh: Shutterstock

Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử đang dần hủy hoại đôi mắt chúng ta, tuy nhiên, việc ngưng sử dụng chúng trong thời đại ngày nay là không thể. Để hạn chế ánh sáng xanh nguy hại, mọi người nên có cách sử dụng hợp lý, áp dụng nhiều giải pháp để bảo vệ cho đôi mắt của mình và người thân luôn sáng khỏe, tinh anh.

Thực hư về hiệu quả của các loại kính chống ánh sáng xanh ảnh 3
MỚI - NÓNG