Thực hư thông tin 'có thuốc uống giảm phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo nội dung thông tin đang được lan truyền trên mạng xã hội, trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 khoảng 30 phút, người tiêm uống 1 viên Xyzal hoặc Zyrtec hoặc Aerius hoặc Bilaxten... (thuốc chống dị ứng) và 1 viên có chứa paracetamol (thuốc hạ sốt, giảm đau). Sau tiêm khoảng 10 tiếng uống nhắc lại như trên.

ThS.BS Vũ Minh Điền - Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng và công nghệ thông tin thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, người dân không nên tin và làm theo những thông tin không chính xác này.

Theo ThS Điền, chỉ có người có triệu chứng sau tiêm mới phải uống thuốc, không nên tự ý uống thuốc dự phòng như vậy. Không phải ai đi tiêm vắc xin COVID-19 cũng có phản ứng sốt, dị ứng.

Chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay sau tiêm vắc xin AstraZenceca khoảng hơn 10% người bị đau đầu, sốt/ớn lạnh, buồn nôn, đau cơ...; chưa đến 10% người bị sưng, đau vết tiêm; các phản ứng phản vệ, quá mẫn muộn hiếm khi xảy ra.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin AstraZeneca, khoảng 30% người sốt, ớn lạnh sau tiêm, hơn 20% người bị đau khớp, buồn nôn... Phần lớn các phản ứng bất lợi ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và thường hết trong vài ngày sau tiêm chủng.

"Cùng đó, chưa có bất cứ nghiên cứu, đánh giá nào về vấn đề này trong khi người sử dụng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có thể là "con dao hai lưỡi" - ThS Điền chia sẻ.

Vị chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân không nên tin vào những tin đồn thất thiệt mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trước khi tiêm, người tiêm được sàng lọc kỹ, được tư vấn, giải đáp các thắc mắc để có chỉ định phù hợp (được tiêm, trì hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm).

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, khi khám sàng lọc, thầy thuốc sẽ đánh giá tiền sử dị ứng của người được tiêm gồm: đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ; tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Cách ăn uống có lợi trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) hướng dẫn 5 điều nên thực hiện trước và sau tiêm vắc xin COVID-19, gồm:

Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm

Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm

Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng

Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm như: đi bộ chậm...

4 điều không nên

Không để bụng đói trước khi tiêm

Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

Không uống rượu, bia trước và sau tiêm

Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm

Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Không ăn nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành, những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (huyết áp cao, thấp, SpO2 thấp) được xem là người cần thận trọng khi tiêm chủng. Những người này phải đến cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu để tiêm và theo dõi.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.