Thủ tướng Romania Nicolae Ciuca |
Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Romania, nhiệm vụ chính của Ion là quét các mạng xã hội để thông báo cho chính phủ theo thời gian thực về các đề xuất và mong muốn của người dân Romania.
Thủ tướng Romania cho biết, đây sẽ là thành viên mới nhất trong đoàn tùy tùng của ông, một cấu trúc giống như gương với giao diện phát ra tiếng bíp, đã trở thành “cố vấn chính phủ đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo” trên thế giới.
Tại buổi lễ ra mắt hôm 1/3 vừa qua, “cố vấn” Ion nói: “Xin chào, bạn đã cho tôi cuộc sống và vai trò của tôi bây giờ là đại diện cho bạn, giống như một cái gương. Tôi nên biết gì về Romania?”
Ion sẽ sử dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo để nắm bắt ý kiến trong xã hội bằng cách sử dụng dữ liệu có sẵn công khai trên mạng xã hội, theo một tài liệu của chính phủ nêu chi tiết về dự án. Mọi người dân ở Romania cũng sẽ có thể trò chuyện với Ion trên trang web của dự án.
Thủ tướng Ciuca nói: “Tôi tin chắc rằng việc sử dụng AI không phải là một lựa chọn mà là một nghĩa vụ để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn”,
Romania, một trong những quốc gia nghèo nhất Liên minh châu Âu, thường được mô tả là “Thung lũng Silicon” của Đông Âu với bối cảnh khởi nghiệp đang nở rộ.
Tỷ phú Elon Musk muốn tạo ra AI mới thay thế ChatGPT
Cùng thời điểm này, tỷ phú Elon Musk đã tiếp cận các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu mới để phát triển giải pháp thay thế cho ChatGPT của OpenAI.
Tỷ phú Musk và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Babuschkin đã thảo luận về việc thành lập một nhóm để nghiên cứu về AI nhưng dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu, chưa có kế hoạch phát triển sản phẩm cụ thể nào.
ChatGPT do công ty OpenAI (Mỹ) phát triển và chính Elon Musk là người đồng sáng lập cùng nhà đầu tư Sam Altman ở Thung lũng Silicon vào năm 2015. Do có sự bất đồng, tỷ phú Elon Musk đã rời khỏi hội đồng quản trị của OpenAI vào năm 2018 nhưng vẫn ủng hộ việc sử dụng chatbot như ông từng nhận xét nó "tốt tới đáng sợ".