Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và 'canh bạc' bầu cử sớm

Thủ tướng Shinzo Abe đang đánh cược với cuộc bầu cử sớm vào tháng 10. Ảnh: Tân Hoa
Thủ tướng Shinzo Abe đang đánh cược với cuộc bầu cử sớm vào tháng 10. Ảnh: Tân Hoa
TPO - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là đang đánh cược tương lai chính trị của mình bằng việc đưa ra quyết định tiến hành bầu cử sớm.

Đến nay, ông Abe đã làm thủ tướng được 6 năm và nếu ông tái đắc cử thủ tướng vào năm tới thì nhiệm kỳ thủ tướng của ông kéo dài đến năm 2021 và sẽ trở thành thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Năm 2006, ông Abe trở thành thủ tướng Nhật Bản ở tuổi 52, thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến. Năm 2007, ông đã từ chức sau một năm tại nhiệm vì lý do sức khỏe. Năm 2012 ông đã ra tranh cử và trở thành người đầu tiên hai lần giữ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và làm thủ tướng.

Sở dĩ, ông được cho là đánh cược với tương lai của mình vì hiện tại Đảng của ông có thể đánh bại được phe đối lập trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Tuy nhiên, dù có thắng lợi, ông phải giành được đa số phiếu, nếu không ông rất có thể bị Đảng cầm quyền của mình thay thế vào cuộc bầu cử lãnh đạo đảng vào năm 2018.

Ngày 24/9, ông Abe đã tuyên bố sẽ giải tán quốc hội vào cuối tuần này, sớm hơn một năm trước khi thời hạn của nó hết. Ông đã mạnh dạn đề xuất một cuộc bỏ phiếu sớm bởi lẽ tỉ lệ ủng hộ ông đã tăng lên đáng kể sau vụ tên lửa Triều Tiên hai lần bay qua bầu trời Nhật Bản và ông tỏ ra có lập trường cứng trước Triều Tiên. Trước đó, tỉ lệ ủng hộ ông đã bị giảm sút do những vụ bê bối có liên quan đến xung đột lợi ích cá nhân của ông.

Ngoài ra, kế hoạch sử dụng nguồn thu từ việc tăng thuế doanh thu sắp tới để tài trợ một gói kinh tế trị giá 18 tỷ USD nhằm giải quyết những thách thức của một xã hội già hóa cũng nhận được nhiều sự ủng hộ.

Ông Abe nói: "Một cuộc bầu cử trong hoàn cảnh này cũng sẽ là một phép thử về niềm tin dành cho tôi."

Theo một số người hiểu biết về kế hoạch của liên minh cầm quyền, cuộc bầu cử sớm dự định sẽ diễn ra vào ngày 22/10 tới.

Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy đảng của ông đã vượt lên trước phe đối lập trong bối cảnh lộn xộn này,tuy nhiên ông vẫn cần giành được chiến thắng lớn, ít nhất là giành được  2/3 số phiếu, nếu không ông rất có thể có nguy cơ bị đảng cầm quyền của mình loại  bỏ trong một cuộc bầu cử lãnh đạo vào năm tới.

Ông Tsuneo Watanabe, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Quỹ Hòa bình Sasakawa, cho biết: "Tùy thuộc vào việc ông ấy có mất nhiều ghế hay không, có thể có những cuộc kêu gọi mạnh mẽ hơn từ bên trong đảng để ông bị thay thế vào năm tới. Nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế và tỉ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho ông như thế nào".

Theo trang web của nghị viện, liên minh cầm quyền hiện đang kiểm soát 68% số ghế tại Hạ viện với 475 thành viên, trong đó 288 thuộc LDP và 35 thuộc đối tác liên minh của bà Komeito. Tổng số ghế sẽ được cắt giảm xuống còn 465 trong cuộc bầu cử tiếp theo trong khuôn khổ của một cuộc cải cách nhằm tăng tỉ lệ phiếu bầu ở nông thôn lên.

Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy LDP của ông Abe sẽ dễ dàng đánh bại Đảng Dân chủ đối lập của Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike. Chỉ vài giờ trước cuộc họp báo của Abe, bà Koike tuyên bố rằng bà sẽ dẫn dắt một nhóm chính trị mới gọi là "Đảng của sự hy vọng".

Khi được hỏi về thách thức này trong cuộc phỏng vấn với TV Asahi, ông Abe đã gọi bà là một "đối thủ đáng gờm trong cuộc bầu cử". Tổng thư ký LDP Toshihiro Nikai cũng cho biết,  đảng mới của bà Koibe sẽ có ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử.

Bà Koike đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2008 rồi sau đó bà từ chức. Sau khi không giành được sự ủng hộ của ông Abe, bà đã xin ra khỏi  LDP và ứng cử và đắc cử chức Thị trưởng thành phố Tokyo năm 2016. Bà được đánh giá là " bông hồng thép" của chính trường Nhật Bản và có khả năng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và 'canh bạc' bầu cử sớm ảnh 2

Nữ thị trưởng Tokyo Yuriko Koibe sẽ là đối thủ đáng gờm của ông Abe trong cuộc bầu cử sắp tới. Ảnh: Kyodo.

Bà Koibe nói với các phóng viên tại Tokyo ngày 24/9 rằng: "Chúng ta cần một lực lượng thực sự cho cải cách. Bằng cách làm cho vị trí của tôi rõ ràng, tôi hy vọng sẽ thêm năng lượng cho phong trào này."

Một cuộc thăm dò được công bố trên tờ Nikkei hôm 24/9 cho thấy, LDP của Abe nhận được 44%  ủng hộ, so 8%  tỉ lệ ủng hộ dành cho cả đảng của bà Koibe và đảng Dân chủ đối lập. Một cuộc khảo sát khác của tờ Kyodo News công bố hôm 23/9 cho thấy, LDP có biên độ dao động 3-1 so với đối thủ gần nhất của ông, với 42% người vẫn chưa quyết định.

Sự bất mãn của công chúng đối với các cáo buộc chống lại ông Abe có thể khiến nhiều người bỏ phiếu cho đảng của bà Koike, theo Ichita Yamamoto, người từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ của Abe.

Ông Ichita cho Bloomberg biết hồi tuần trước: "Ông ấy đang có nguy cơ bị phản đối mạnh mẽ từ công chúng. Do đó, chúng tôi không nên quá thư  thái".

Ông Shigeru Ishiba, người đã thua ông Abe trong cuộc đua vào chức lãnh đạo LDP năm 2012 và sau đó phục vụ trong nội các của ông Abe, đã bày tỏ mối quan tâm của mình về một cuộc bầu cử sớm tại một cuộc họp với các thành viên của phe ông hồi tuần trước.

Ông Ishiba cũng nhấn mạnh rằng, ông Abe nên tránh vận động những ý tưởng chưa được đảng thông qua. Nhà lập pháp kỳ cựu này phản đối cách mà ông Abe muốn đạt được mục tiêu lâu dài của mình là thay đổi hiến pháp hòa bình Nhật Bản  từ sau thế chiến thứ hai.

Ông Ishiba có thể là một đối thủ của ông Abe trong năm tới, cùng với ông Fumio Kishida, người đã rời khỏi nội các để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính sách của đảng hồi tháng trước. Một đối thủ tiềm năng khác trong nội các của ông Abe là Nữ Bộ trưởng Nội vụ Seiko Noda, người đã công khai tuyên bố kế hoạch cạnh tranh với ông Abe trong cuộc bầu cử đảng vào năm sau.

Theo Steven Reed, giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Chuo, ông Abe có thể đã sẵn sàng ra đi vào năm sau nếu có bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc bầu cử.

Ngày 28/9, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua nghị quyết giải tán Hạ viện, mở đường cho cuộc bầu cử sớm dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 20/10 tới. Trong phiên họp Nội các bất thường sáng ngày 28/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các thành viên trong Nội các đã ký vào văn bản quyết định giải tán Hạ viện. 

Theo Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.