Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019 - 2024 có khẩu hiệu hành động "Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển" với sự tham dự của 1.000 đại biểu thanh niên ưu tú.
Theo ban tổ chức, trong phiên thứ 4- bế mạc Đại hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về chủ đề "Khát vọng thanh niên - vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh". Dự kiến chương trình đối thoại diễn ra trong hai giờ đồng hồ.
Trước đó, chiều 11/12, Đại hội đã tổ chức 12 diễn đàn tập trung thảo luận 6 nội dung Thanh niên Việt Nam yêu nước, bản lĩnh; Thanh niên Việt Nam sáng tạo, khởi nghiệp; Thanh niên Việt Nam sống đẹp, sống có ích; Thanh niên Việt Nam tình nguyện vì cộng đồng; Thanh niên Việt Nam khỏe thể chất, vững kỹ năng, chủ động hội nhập quốc tế; Xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vững mạnh.
Các chủ đề diễn đàn bám sát với nội dung phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi" mà Đại hội dự kiến xác định tiếp tục triển khai trong nhiệm kỳ mới.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
12/12/2019 07:59
Vào chiều 11/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã thống nhất hiệp thương chọn cử anh Nguyễn Anh Tuấn làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khoá VIII.
12/12/2019 08:00
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019 - 2024 cũng đã hiệp thương chọn cử Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa VIII với 137 anh, chị.
12/12/2019 08:01
12/12/2019 08:02
Trước thêm Đại hội VIII, T.Ư Hội LHTN Việt Nam đã công bố 10 sự kiện, chương trình tiêu biểu trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 gồm: Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi"; Chương Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” ; Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” ; Hành trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” ; Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”; Chương trình “Tháng Ba biên giới” . Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”; Chương trình “Nhà bán trú cho em” và “Trường đẹp cho em”; Chương trình “Khát vọng trẻ”; Liên hoan “Câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện” toàn quốc.
12/12/2019 08:04
Sau 4 phiên làm việc, diễn ra từ 10 - 12.12, Đại hội đã tổng kết, đánh giá công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VII; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VIII (2019 - 2024); đồng thời, hiệp thương chọn cử Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chọn cử chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Ban Kiểm tra Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
12/12/2019 08:04
Phát biểu chỉ đạo Đại hội tại phiên trọng thể sáng 11/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, suốt quá trình lãnh đạo đất nước gần 90 năm qua, Đảng luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, đề cao vai trò, vị trí của thanh niên; khẳng định tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên Việt Nam hôm nay tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
12/12/2019 08:14
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới Trung tâm Hội nghị quốc gia tham dự Đại hội. Thủ tướng tham quan không gian triển lãm "Tôi yêu Tổ quốc tôi". Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Lê Quốc Phong giới thiệu với Thủ tướng về triển lãm.
12/12/2019 08:19
Chủ đề của buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với gần 1.000 đại diện thanh niên Việt Nam là “Khát vọng thanh niên Việt Nam - vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh”.
12/12/2019 08:23
Dự chương trình đối thoại có: đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội; đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành; các đồng chí nguyên là lãnh đạo T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2014 - 2018.
12/12/2019 08:32
8h30, buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và 1.000 thanh niên ưu tú dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019 - 2024 bắt đầu.
Mở đầu chương trình đối thoại đã có nhiều câu hỏi từ các đại biểu liên quan đến nội dung giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, kỹ năng, ngoại ngữ cho thanh niên.
12/12/2019 08:42
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa VIII phát biểu: "Trong những năm qua, Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã dành sự quan tâm đặc biệt, luôn đặt niềm tin vào các thế hệ thanh niên Việt Nam. Hôm nay, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII- diễn đàn trọng thể của thanh niên cả nước, chúng ta vui mừng, phấn khởi và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Đại hội về những vấn đề liên quan đến thanh niên, công tác Hội và phong trào thanh niên hiện nay, với chủ đề “Khát vọng thanh niên Việt Nam – vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh".
12/12/2019 08:49
Ngoài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân... sẽ cùng trao đổi, đối thoại với các đại diện thanh niên Việt Nam. Anh Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng tham gia cuộc đối thoại.
12/12/2019 08:54
Mở đầu đối thoại, anh Ngô Thế Hoàn – Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Thái Nguyên đặt câu hỏi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 có nêu về mục tiêu “Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa”; những năm qua, tổ chức Đoàn - Hội các cấp đã tranh thủ, vận dụng sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền để tổ chức các hoạt động tạo môi trường và giáo dục về lý tưởng cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên. Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng khó khăn làm chậm lại quá trình phát triển hoạt động, quy mô tổ chức hoạt động là nguồn kinh phí. Đất nước đang phát triển nhanh, xã hội có nhiều đổi mới và thanh niên cũng tiếp cận nhanh chóng với các luồng thông tin, trào lưu mới. Muốn đồng hành kịp và song hành cùng với thanh niên trong việc xây dựng đạo đức cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải đổi mới nội dung, hình thức, cách thức tiếp cận phù hợp, hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới.
Vậy trong giai đoạn tới, để thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ đề ra về thế hệ thanh niên Việt Nam mới, ngoài sự nỗ lực của tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chính phủ và các Bộ, ngành sẽ có những giải pháp nào để “tiếp sức” cho Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và hỗ trợ cho thanh niên?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hôm nay ông cùng Phó thủ tướng và các Bộ trưởng sẽ dành thời gian cần thiết để đối thoại với các bạn.
Người đứng đầu Chính phủ nói: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Thanh niên làm gì cho Tổ quốc nhưng mặt khác Đảng, Nhà nước các cơ quan tạo môi trường cần thiết cho thanh niên. Như bóng đá thắng được vì ý chí đội bóng, từng vận động vận tài năng, huấn luyện viên nhưng bên cạnh đó là môi trường tốt. Bóng đá là quyết tâm ý chí tinh thần dân tộc hun đúc đưa bóng đá đi đến thành công. Tôi rất hoan nghênh những ý kiến câu hỏi của các bạn.
“Trung ngôn thì nghịch nhĩ. Nhưng hôm nay tôi đề nghị các bạn có bất cứ thắc mắc điều gì các bạn cởi mở, sôi nổi hãy nói với Thủ tướng, với các bộ, ban, ngành, thân mật chân thành để tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Sau khi Luật Thanh niên ban hành, Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ban, ngành và đưa ra các đề án như: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, phòng chống bạo lực… Các văn bản được ban hành đồng bộ nhưng vẫn còn nhiều bất cập tồn tại.
Thời gian tới, chính phủ sẽ ban hành nhiều nội dung mới hơn, thiết thực hơn và phối hợp tốt hơn nhanh hơn trong thời đại công nghệ. Tôi lắng nghe để ban hành những chính sách tốt nhất cho thanh niên. Sự nhanh nhạy trong thời đại này có ý nghĩa rất quan trọng. Sự bổ trợ, tiếp sức của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là cần thiết nhưng xây dựng quyết tâm, hoài bão, ý chí của các bạn là cần thiết. Nội lực của các bạn đóng vai trò quyết định.
Hôm nay, tôi gặp một số bạn khuyết tật ở đây nhưng các rất nỗ lực vươn lên đạt nhiều thành tích trong cuộc sống hay như nữ cầu thủ bóng đá Việt Nam, các bạn ấy đã thi đấu hết mình, thậm chí có bạn phải vào bệnh viện nhưng bằng quyết tâm, ý chí nỗ lực đã đưa đến chiến thắng. Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn luôn ở bên cạnh các bạn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bạn phấn đấu phát triển và cống hiến.
12/12/2019 08:58
'Nhà mình bẩn không đòi hàng xóm đến quét được. Đất nước muốn giàu thì phụ thuộc vào các bạn'
Anh Trần Duy Quân, Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Y Dược TP. HCM: Tôi xin gửi câu hỏi tới Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Một bộ phận thanh niên hiện nay chưa thực sự đánh giá đúng và chưa nhiệt tình, hứng thú khi tham gia học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dù đã những cải cách, đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, truyền thông cả trực quan lẫn trên internet, tuy nhiên một bộ phận thanh niên vẫn né tránh, không muốn tiếp cận hoặc lơ đi. Đây cũng chính là gốc rễ của vấn đề về bản lĩnh chính trị, thái độ, tinh thần của sinh viên mỗi khi có những vấn đề về chính trị xảy ra. Xin hỏi về phía Chính phủ sẽ có những giải pháp nào nhằm giúp cho thanh niên có thể tiếp cận các kiến thức, thông tin về lý luận, chính trị dễ hiểu hơn và theo hướng thu hút hơn hay không?
Anh Trần Đình Trung, Phó Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ thành phố Đà Nẵng: Tôi xin gửi câu hỏi tới Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam: Chương trình Sức khỏe Việt Nam đưa ra những chính sách và những chương trình hành động cụ thể để làm sao người Việt Nam được khỏe mạnh, bao gồm chương trình giáo dục để nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh mà hiện nay đang là nguyên nhân chính gây tử vong, để chất lượng cuộc sống tốt hơn, đảm bảo thể chất, trí tuệ phát triển hơn và tuổi thọ của người dân Việt Nam cao hơn. Chương trình này hiện do Bộ Y tế chủ trì và việc hiện thực hóa các chính sách này cần có sự phối hợp liên ngành, đặc biệt từ các bộ như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vừa qua với sự hỗ trợ của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, chương trình đã được triển khai rộng khắp với những hoạt động cụ thể như Cuộc thi đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. Trong thời gian tới, Chính phủ đã có những giải pháp gì nhằm hỗ trợ các tổ chức của thanh niên tham gia hơn nữa vào chương trình Sức khỏe Việt Nam?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi trả lời ngắn thôi để nhường câu hỏi khác. Một là lý tưởng cách mạng thì Thủ tướng nói rồi, nôm na thôi, hồng và chuyên. Chúng ta yêu nước, chúng ta phải kiên định truyền thống của dân tộc, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhà nước và nhân dân đã chọn. Bạn hỏi làm thế nào để giúp mọi người tâm huyết hơn, nhưng tôi hỏi ngược lại các bạn đã tâm huyết chưa. Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các nội dung trong giáo dục, trường nước ngoài cũng phải theo. Chính phủ và Đảng đào tạo đội ngũ giáo viên. Quan trọng chính là các bạn.
Tôi thấy bạn dùng smartphone hỏi, nhưng bạn đã tìm kiếm các câu hỏi đó trên mạng chưa, đã có giải đáp chưa? Giải pháp có rồi, sắp tới sẽ làm, trách nhiệm của Hội và mỗi bạn phải làm đại sứ. Đừng hỏi Chính phủ nữa. Có bạn hỏi về phát triển toàn diện về trí đức thể mỹ. Như vừa qua, cầu thủ của chúng ta nhỏ hơn mà thắng thì rất tự hào, mà nếu to hơn thì thắng ở cấp độ cao hơn. Vậy thì đừng sinh con sớm, rồi có các công tác chuẩn bị đầy đủ, luyện tập thể dục. Ở đây, đã bạn nào hàng sáng, dù ốm đã tập thể dục chưa. Ngày xưa tôi sinh ra sài đẹn, đến bây giờ dù ốm sáng nào tôi cũng tập thể dục. Quan trọng là tinh thần.
Tôi thấy Thủ tướng nói các cầu thủ nữ VN đá với hơn 200% sức lực, các bạn vỗ tay. Tôi hy vọng các bạn dùng 100% sức lực vào rèn luyện trí đức thể mỹ. Đặt ngược lại câu hỏi, các bạn sẽ làm gì để giúp dân tộc giàu lên. Nhà mình bẩn không đòi hàng xóm đến quét được. Đất nước mình muốn giàu thì phụ thuộc vào các bạn.
12/12/2019 09:00
Đại đức Thích Chánh Thuần – Trụ trì chùa Phúc Lâm, Cao Xá, Thường Tín, Hà Nội: Kính thưa Thủ tướng. Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các Bộ. Tôi xin gửi câu hỏi tới Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Người xưa có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”, nhưng có cảm giác, người Việt Nam đang giàu lên, nhưng phần lễ nghĩa, đặc biệt là văn hóa ứng xử giao tiếp lại không tỉ lệ thuận theo. Văn hóa ứng xử giao tiếp là một trong những nhân tố căn bản quan trọng hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Nhưng thứ văn hóa này đang bị xem nhẹ, có tính phổ quát là phát triển tự phát theo ý thức hệ cá nhân, gia đình hoặc rời rạc các cộng đồng. Bên cạnh đó văn hóa ngoại lai không lành mạnh, các xu hướng văn hóa độc hại của mạng xã hội… lan tỏa nhanh. Hệ lụy của nó văn hóa ứng xử của giới trẻ trong cả nước có phần xuồng xã, thiếu văn hóa, văn minh; nhân cách của một bộ phận giới trẻ cũng đang có vấn đề. Xin Thứ trưởng hãy cho biết, sắp tới Bộ sẽ làm gì để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp góp phần phát triển văn hóa giao tiếp ứng xử của thế hệ trẻ nói riêng và người Việt nói chung có bản sắc, giàu tính truyền thống, nhân văn và văn minh?
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy: Văn hóa ứng xử trong xã hội không phải là vấn đề quan tâm riêng của thanh niên mà cả toàn xã hội. Chúng tôi giải pháp chúng ta đã triển khai rất nhiều như nghị quyết 33 Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” với nhiều giải pháp cụ thể, trong đó tập trung 3 nội dung cốt yếu: - Văn hóa ứng xử trong gia đình với đề án về xây dựng phát triển phát huy đạo đức truyền thống VN; ban hành bộ tiêu chí ứng xử gia đình VN. - Văn hóa ứng xử trong nhà trường: Bộ VH TT &DL đã phối hợp với Bộ GD&ĐT ; quan trọng tuyên truyền giáo dục ứng xử trong cộng đồng xã hôị, đã có chiến lược phát triển văn hóa, triển khai cuộc vận động văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện phong trào rộng rãi trong cộng đồng từ thanh niên, học sinh đến người lao động.
Tôi rất đồng tình với chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi vị trí để xây dựng ứng xử văn hóa trong toàn xã hội. Chúng tôi thấy vai trò của thanh niên hết sức quan trọng. Những ứng xử, việc làm của thanh niên có tác động mạnh đến toàn xã hội. Mong các bạn là tấm gương trong văn hóa ứng xử để xây dựng xã hội lối sống tốt đẹp.
12/12/2019 09:01
Dạy chữ song song với dạy người
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc: Về vấn đề đào tạo về giáo dục lý tưởng, chúng tôi đang phối hợp với Ban tuyên giáo T.Ư trong 2 năm qua rất tích cực xây dựng chương trình giáo dục lý luận chính trị mới trong cơ sở giáo dục đại học, có nhiều nội dung và phương pháp để khoa học Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra sự học tập tích cực và lôi cuốn cac em.
Tôi nhìn một số gương mặt ở đây rất quen thuộc, đã từng học ở các trường phía nam, có nhiều thầy cô nếu được đầu tư công sức thì các thầy cô giảng dạy rất hấp dẫn. Chúng tôi cơ bản làm xong việc này và sắp ban hành chương trình mới. Liên quan đến giáo dục về đạo đức lối sống, cái này Nghị quyết của Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục đã nêu rõ dạy chữ song song với dạy người. Các trường thì cũng đã nhấn mạnh nội dung này.
Thủ tướng cũng đã ban hành đề án về tăng cường giáo dục về lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học. Cái này thì đang triển khai rất quyết liệt. Để xây dựng một đất nước giàu lên thì phải có văn hóa, phải giữ gìn tất cả văn hóa của đất nước thì mới xây dựng được đất nước hạnh phúc. Như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là mỗi đại biểu ở đây là đại sứ, đây là trách nhiệm chung của chúng ta, và mỗi bạn phải chung tay góp sức vào.
12/12/2019 09:04
Đại biểu Nguyễn Hoàng Phong: Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Đề án phát triển tổng thể kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là một Đề án khiến đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi, đây là cú hích cho đồng bào. Vậy trong Đề án đó, chính sách cụ thể cho thanh niên là gì, thanh niên đóng vai trò gì trong Đề án đó?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đây là Chương trình quốc gia, Chính phủ đã trình Quốc hội, Quốc hội sẽ thông qua. Đây là một giải pháp mà Đảng, Nhà nước đưa ra để làm tốt hơn nữa giảm khoảng cách giữa miền xuôi, miền núi. Chúng tôi trình ra một hệ thống chính sách, mục tiêu , trong đó có vai trò đóng góp của thanh niên với đồng bào dân tộc miền núi và thanh niên làm gì trong chính sách đó. Bất cứ đề án nào thanh niên đóng vai trò quan trọng, xung kích.
12/12/2019 09:17
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc: Về việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, trong những năm vừa qua, Bộ đã yêu cầu các trường phải công bố tình trạng sinh viên có việc khi ra trường, để gắn với việc đào tạo, để phụ huỵnh và học sinh có sự lựa chọn. Sắp tới chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm soát để làm sao công bố thông tin này chính xác, để đánh giá các trường, các ngành, đánh giá cơ hội có việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo cũng phải dựa trên khảo sát lấy ý kiến của người sử dụng lao động. Triển khai đào tạo thì phải gắn kết với doanh nghiệp để việc đào tạo của nhà trường phải gắn với thực tế đang diễn ra. Cả nghiên cứu khoa học thì Bộ cũng chỉ đạo các trường phải gắn kết xem doanh ngiệp và người lao động cần gì. Việc đào tạo phải gắn với nhu cầu xã hội, khi các em ra trường là có việc làm.
12/12/2019 09:23
Thanh niên có thể làm thay đổi quốc gia, dân tộc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Con người mỗi quốc gia đều là tài nguyên, quốc gia nào tận dụng được nguồn tài nguyên này thì thành công, không tận dụng được thì kém phát triển. Trong nguồn lực đó thanh niên là lớn nhất, đóng vai trò quyết định. Chúng ta đang rất mạnh về vấn đề này. Thanh niên đang rất nhiều. Nhưng số mà có kỹ năng tốt, hội nhập, được đào tạo thì rất hạn chế. Lao động thì nhiều nhưng mà kỹ năng mềm, tiếng Anh hạn chế, nên không thể tham gia vào cuộc chơi lớn của quốc gia, quốc tế được. Tương lai của đất nước phụ thuôc hoàn toàn vào thanh niên hôm nay, các đồng chí có thể làm thay đổi quốc gia, dân tộc. Với tâm huyết, nhiệt huyết, yêu nước của thanh niên, các bạn sẽ làm được nhiều điều kỳ diệu hơn, lớn hơn cả đội bóng đá mà ông Park Hang Seo đã làm được. Tôi vẫn hỏi tại sao đội tuyển bóng đá làm được, không có lý gì các điều khác không làm được. Các bạn có thể làm được nhiều điều kỳ diệu hơn thế nữa.
Trong tất cả các hoạt động của thanh niên thì vai trò của Hội rất lớn, Hội tổ chức làm sao thiết thực, hiệu quả các chương trình, hoạt động. Các bạn ngồi đây phải là tấm gương sáng, sẽ nhân lên cấp số nhân cho toàn bộ thế hệ thanh niên. Nhà nước phải giao trọng trách, tin tưởng vào thanh niên.
Đề án Dân tộc thiểu số là 1 trong 3 chương trình mục tiêu Quốc gia. Hiện nay, nước ta có 3 chương trình mục tiêu Quốc gia: Xóa đói giảm nghèo, Nông thôn mới, Dân tộc thiểu số. Với Đề án Dân tộc thiểu số, cách tiếp cận chính là tạo các sinh kế cho người dân tộc. Các bạn tham gia đề án này và có thể tham gia bất cứ điều gì ở Đề án này.
12/12/2019 09:35
12/12/2019 09:38
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo khác với lập nghiệp, khởi nghiệp theo nghĩa khởi sự kinh doanh. Có nhiều đặc điểm của khởi nghiệp sáng tạo, nhưng nổi bật là tạo ra cái mới, thị trường mới, phân khúc mới, dựa trên công nghệ và có tính rủi ro, nên có quỹ rủi ro đầu tư. Ví dụ làm 10 cái, thất bại 9 cái nhưng được 1 cái đã bù lại được rồi. Rủi ro ở đây không phải là rủi ro theo kiểu xổ số mà trên cơ sở tính toán cẩn thận. Tôi vẫn khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo.
Đất nước nào phát triển được khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên, sinh viên thì phát triển nhanh. Tôi đã từng trao đổi với các nhà khoa học trong và ngoài nước, một trong những điểm khác biệt giữa người phương Đông và phương Tây là người phương Tây khi có cái gì mới thì cổ vũ để có điều kiện khẳng định, nếu không khẳng định được thì thay thế bằng cái khác. Người phương Đông khi có cái mới thì đặt nhiều câu hỏi, đến khi tìm được câu trả lời thì hết giờ, cơ hội đã qua đi. Tôi vẫn muốn các bạn hun đúc tinh thập lập nghiệp, trong đó đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo.
12/12/2019 09:45
12/12/2019 09:49
Anh Nguyễn Đức Tiến, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN TP Hà Nội đặt 2 câu hỏi. Câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Ngày 20/1/2018, Nghị định số 140 về Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài được ban hành. Đây là chính sách mang tính đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài. Vậy, xin hỏi Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, đến thời điểm này, việc thực thi Nghị định này đã đạt được kết quả thế nào?
Câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện nay, xuất hiện khái niệm: Đô hộ số và đô hộ trên không gian số. bởi các dữ liệu người Việt bị các công ty nước ngoài thu thập và quản lý. Được biết, Bộ trưởng rất quan tâm ngăn chặn dòng thông tin, dữ liệu người Việt bị các công ty nước ngoài quản lý, với sự ra đời của mạng xã hội người Việt: Gapo, Lotus. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, thời gian tới có chính sách gì quyêt liệt hơn gia tăng bảo vệ thông tin người Việt, và tăng startup người Việt về công nghệ thông tin để Chính phủ, Nhà nước ứng dụng trong quản lý nhà nước?
Anh Lê Văn Tuấn, Đại biểu khuyết tật thuộc Tỉnh Nghệ An: Thời gian qua Chính phủ, Hội người Khuyết tật đã có nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, tiếp sức cho người khuyết tật rất nhiều. Ở Việt Nam có rất nhiều người khuyết tật nhưng số người tự chủ cuộc sống của mình không nhiều. Tôi thấy vẫn còn nhiều người khuyết tật đi ăn xin, đó là hình ảnh không đẹp. Vậy cho tôi hỏi, Chính phủ đưa ra giải pháp nào để giảm số người khuyết tật ăn xin?
12/12/2019 09:56
12/12/2019 09:59
Mong thanh niên ủng hộ nền tảng Việt Nam, mạng xã hội Việt Nam
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Nói về chuyển đổi số thì tài sản, tài nguyên chính của chúng ta là dữ liệu, trong đó có cả dữ liệu cá nhân. Việc lạm dụng dữ liệu, đặc biệt dữ liệu cá nhân là mang tính toàn cầu. Lời giải đầu tiên là phải có một thể chế, quy định về dữ liệu cá nhân, lớn hơn là chiến lược quản trị dữ liệu nói chung và dữ liệu cá nhân. Cái này Thủ tướng đã giao nhiệm vụ, sẽ là câu chuyện chính của năm 2020. Bây giờ xuất hiện các doanh nghiệp nền tảng, ví dụ như mạng xã hội, như các doanh nghiệp công nghệ, kiểu gì họ cũng thu thập dữ liệu, vì là tài sản để kinh doanh. Nếu các nền tảng người Việt đang sử dụng nhiều mà không có doanh nghiệp của người Việt Nam thì dữ liệu đều nằm ở nước ngoài.
Vì thế phát triển doanh nghiệp nền tảng Việt Nam đề phòng rủi ro. Bây giờ, các doanh nghiệp, mạng xã hội nước ngoài ở Việt Nam có khoảng 90 triệu người sử dụng. Số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội của Việt Nam có khoảng 50 triệu và đã tăng thêm 30% trong mấy năm vừa qua.
Mạng xã hội Việt Nam thì có mấy cái như Zalo, mấy mạng mới ra đời như Lotus, Gapo... có cách tiếp cận mới nhân văn hơn, chia sẻ hơn. Thường các mạng xã hội, ứng dụng có thời gian sống 15 – 20 năm thì lại có cách tiếp cận mới. Nếu duy trì được tăng trưởng 30%, thì đến năm 2020, mạng xã hội nước ngoài và trong nước có số người dùng ngang nhau, khá an toàn. Vậy, chính sách nhà nước thế nào.
Thực ra thời gian qua là gần như bảo hộ ngược. Các mạng xã hội nước ngoài hoạt động như ngoài vòng pháp luật, các mạng xã hội trong nước thì tuân thủ pháp luật. Đến năm 2020 thì gần như không còn chuyện này nữa, vì cùng phải tuân thủ một thể chế pháp luật. Thanh niên thì tìm cái mới, thích cái mới. Chúng tôi mong thanh niên ủng hộ nền tảng Việt Nam, mạng xã hội Việt Nam để dữ liệu ở lại Việt Nam, giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.
12/12/2019 10:13
Chị Trần Thị Lệ Chi (đoàn TP Đà Nẵng) đặt câu hỏi cho Thủ tướng: Trong 5 năm trở lại đây chúng ta nhắc nhiều đến khởi nghiệp. Tuy nhiên có nhiều bạn khởi nghiệp dù trong tay không có kinh nghiệm, vốn... dẫn đến thất bại, dẫn đến gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Có nên chăng, chúng ta nên định hướng lại việc khởi nghiệp bằng cách kết hợp khởi nghiệp trực tiếp với khởi nghiệp gián tiếp. Khởi nghiệp trực tiếp dành cho những người có nền tảng gia đình, năng lực; còn khởi nghiệp gián tiếp để giúp các bạn chuẩn bị kinh nghiệm sống, kỹ năng để giảm thiểu rủi ro thất bại để có nhiều doanh nghiệp xứng tầm, không phải trả giá bằng thất bại để thành công?
Anh Lý A Tàng, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết ở khu vực nông thôn, khởi nghiệp sáng tạo rất ít mà chủ yếu là thanh niên lập nghiệp. Thủ tướng có thể xem xét nâng mức vốn cho vay với các mô hình lập nghiệp của thanh niên lên 100 - 200 triệu đồng để khuyến khích thanh niên khu vực nông thôn lập nghiệp?
Trả lời hai câu hỏi liên quan đến vấn đề khởi nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khởi nghiệp rất quan trọng đối với thanh niên. Nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã rất thành công phát động thanh niên khởi nghiệp. Đây là vấn đề rất cần thiết ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam. Thủ tướng nói ông sẽ trả lời vấn đề này và ông cũng cho biết không có khái niệm khởi nghiệp gián tiếp.
Trước đó, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết: 5 năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp rất tốt với T.Ư Đoàn trong việc khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên, sinh viên.
Ông Chu Ngọc Anh chia sẻ, anh em chúng tôi bây giờ được giao nhiệm vụ đứng đầu ngành, tin thần hiện nay ngoài dám làm cần thêm vế dám chịu trách nhiệm. Với khát vọng vươn lên, các bạn không chỉ dám chịu trách nhiệm với bản thân mà còn dám chấp nhận rủi ro, thất bại. Chính phủ đồng hành với các bạn bằng thể chế, chính sách nhưng người thực hiện phải là các bạn thanh niên.
Ông Chu Ngọc Anh đồng tình với vấn đề đại biểu Trần Thị Lê Chi nêu, rằng dù phân định khởi nghiệp - khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì ngoài khát vọng phải có sự trang bị thì mới trở thành "chiến binh khởi nghiệp" ở trên nhiều lĩnh vực. Với khởi nghiệp với hướng kinh doanh lập nghiệp cần chú trọng đến lĩnh vực, công việc, địa bàn của mình để có hiệu quả hơn. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì phải chuẩn bị cẩn thận hơn, muốn bước xa vượt qua chặng đường mạo hiểm thì phải có bản quyền sở hữu trí tuệ, ý tưởng mới về kinh doanh, dựa trên nền tảng tiến bộ kỹ thuật.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục trả lời về vấn đề khởi nghiệp theo phân công của Thủ tướng. Theo ông Đam, khái niệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khác với khởi nghiệp hiểu theo nghĩa khởi sự kinh doanh. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là cách tiếp cận rất mới, tạo ra thị trường hoặc phân khúc thị trường mới, và cơ bản dựa trên công nghệ; có tính rủi ro cao nên mới có các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm vẫn muốn khuyến khích các bạn thanh niên khởi nghiệp: “Nhiều nhà nghiên cứu nói với tôi, một trong những điểm khác nhau giữa phương Đông và phương Tây là người phương Tây thấy cái gì mới thì cổ vũ, để điều mới được khẳng định, hoặc sẽ thay thế bởi điều mới khác. Còn phương Đông khi có điều mới thì đặt ra nhiều câu hỏi. Điều đó có lợi gì cho mình không? Có khả thi không? Đến khi tìm được câu trả lời thì hết giờ, cơ hội đã qua đi. Tôi cho rằng, cần tiếp tục hun đúc tinh thần lập nghiệp, trong đó có khởi nghiệp sáng tạo thì đất nước mới phát triển được”.
Tiếp sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói thêm, khởi nghiệp sáng tạo bao gồm cả kinh tế, xã hội, người trẻ, người già, song khởi nghiệp sáng thì tạo ưu tiên người trẻ. “Tôi tin tưởng và mong muốn các bạn thanh niên khởi nghiệp mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng nói.
12/12/2019 10:23
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng không ít những thách thức
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung: Mỗi lần dự Đại hội của thanh niên là cảm xúc dâng trào trở lại. Tôi có 27 năm làm cán bộ chuyên trách về Đoàn. Vì vậy, vẫn còn tình cảm vẹn nguyên về Đoàn. Tôi cho rằng, giai đoạn hạnh phúc nhất của đời người là tuổi trẻ, và hạnh phúc nhất là được làm công tác về Đoàn.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký văn bản với T.Ư Đoàn về giải quyết vấn đề nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, tôi muốn nói với bạn trẻ, các bạn hãy cháy hết mình đi, bằng đam mê, nhiệt huyết thì sẽ gặt hái được thành công, hạnh phúc. Về vấn đề việc làm trong kỷ nguyên số, tôi có cảm nhận thanh niên lo lắng vấn đề này. Dự báo quốc tế, trong thời gian tới, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng không ít những thách thức. Trong đó thách thức về thay đổi nghề nghiệp việc làm trong tương lai là vấn đề được đặt ra. Nhiều ngành nghề sẽ thay đổi, thậm chí là một bộ phận lớn thất nghiệp.
Về lực lượng thanh niên và tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 2,2 %. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Bây giờ có hơn 90 ngàn thanh niên thất nghiệp. Nếu chúng ta chỉ chú ý tuyên truyền khó khăn thách thức về công nghiệp 4.0. thì hơi phiến diện mà chúng ta hãy nhìn nhận việc bước vào cuộc cách mạng 4.0 này như bước vào căn nhà, đóng cửa này mở cánh cửa khác.
Về việc làm cho thanh niên có 2 vấn đề cần tập trung: Xây dựng thể chế đồng bộ lành mạnh để phát triển thị trường lao động. Cái này rất quan trọng. Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, vào sau năm 2035. Vì thế Bộ đã ban hành Luật điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu. Thứ hai, muốn giải quyết căn cơ việc làm phải xây dựng được dự báo việc làm, cung cầu để có sự cảnh báo, thông tin về ngành nào giảm đi, nghề nào tăng lên, cung cầu thị trường việc làm để có sự điều chỉnh cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo. Việt Nam đang thiếu cả thầy cả thợ, chứ không phải thừa thầy, thiếu thợ. Vì thế, thời gian tới, những người có điều kiện thì khuyến khích học lên đại học và sau đại học nếu không có khả năng thì học nghề làm nghề. 3 vấn đề giải quyết căn cơ vấn đề việc làm: Kỹ năng lao động, tạo việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội. Về vấn đề người khuyết tật. Không có quốc gia giải quyết vấn đề an sinh xã hội tốt như ở Việt Nam. Hiện Việt Nam 9 triệu người có có công, 6,7 người khuyết tật, trong đó 1,1 triệu người khết tật phải chăm nuôi, 1 triệu người tự kỷ. Các cơ sở bảo trợ xã hội đang nuôi trên 10 nghìn người. Đảng, nhà nước rất quan tâm người khuyết tật.
Gần đây, Ban Bí thư ban hành chỉ thị 39 về người khuyết tật và giao chúng tôi thực hiện. Nhà nước chăm lo, bảo trợ cho người khuyết tật. Và chúng tôi cũng khuyến khích người khuyết tật vươn lên, tự tin, tự chủ cuộc sống. Xã hội tuyệt đối không kỳ thị người khuyết tật mà chăm lo cho người khuyết tật. Đối với tình trạng người khuyết tật đi ăn xin, tinh thần chung là sẽ không để xảy tình trạng này. Trong thời gan tới tập trung đưa những người ăn xin vào các cơ sở xã hội. vấn đề này, một số tỉnh, thành trên cả nước đã làm tốt. Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều chính sách để chăm lo giải quyết chính sách xã hội cho những người khuyết tật nặng.
Hiện nay, Chính phủ có nguồn vốn vay hỗ trợ cho người khuyết tật khoảng 10 nghìn tỷ. Người khuyết tật có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ để có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình. Đảng, Chính phủ, Nhà nước luôn dành sự quan tâm với người khuyết tật với mong muốn là người khuyết tật: Sống vui, sống khỏe, sống có ích.
12/12/2019 10:28
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, buổi đối thoại hôm nay rất thành công, đã tạo không khí cởi mở chân thành và thẳng thắn.
“Qua gần 3 giờ, tôi và đồng chí Vũ Đức Đam, các thành viên Chính phủ, các cơ quan lắng nghe một cách chăm chú những lời nói chân thành đúng mức của thanh niên. Các ý kiến đã đóng góp với Chính phủ về một số định hướng chính sách quan trọng, gợi mở công tác chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực thanh niên quan tâm, đặc biệt có nhiều ý kiến đề xuất kiến nghị tốt, chính đáng và đặc biệt có nhiều ý kiến nói lên nghị lực quyết tâm đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ như ngày hôm nay” đồng thời dẫn chứng: “Tôi vừa tiếp Thủ tướng Malaysia, ông ấy nói rằng đến Việt Nam cách đây 25 năm, lúc đó ông ấy nói Việt Nam cách Malaysia khoảng 30 năm. Mà khi ông quay lại, thấy Việt Nam và Malaysia cơ bản là giống nhau. Mà chúng ta biết là Malaysia đã phát triển tốt thế nào trong những thập kỷ qua. Giờ đây Việt Nam có quy mô nền kinh tế tương đương Malaysia, khoảng 310 tỷ USD”.
Theo Thủ tướng, chúng ta là một nước đang phát triển nhưng chỉ số về con người, chỉ số sinh viên, chỉ số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân cao và có tốc độ tăng trưởng cao của thế giới. Chúng ta cũng quan tâm về an sinh xã hội, môi trường, con người để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
“Tôi nghĩ những thành công của Việt Nam, nói một cách đúng mức nhất là có sự đóng góp của lớp lớp thanh niên Việt Nam các thời kỳ, trong đó có các bạn có mặt trong ngày hôm nay”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, hiện nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhiều công nghệ mới xuất hiện, nhưng Việt Nam chưa áp dụng tốt nhất, đầy đủ nhất, đặc biệt là thách thức về an ninh phi truyền thống, vấn đề về môi trường... đặt ra cho Việt Nam thách thức rất lớn lao mà đất nước, dân tộc và thanh niên phải vượt lên. Hội phải tiếp tục huy động sự tham gia đông đảo của thanh niên trong và ngoài nước.
Thủ tướng trích dẫn lại câu nói của Bác Hồ “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” và cho rằng, Nghị quyết ĐH khẳng định thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà là sự khẳng định vai trò của thanh niên một lần nữa.
Thủ tướng nói: Trước hết thanh niên Việt Nam phải có lý tưởng đúng đắn. Các bạn hãy có niềm tin vào Đảng, đất nước của chúng ta. Không có niềm tin thì không thể thành công... Hãy đào núi lấp biển, hãy là tinh hoa đi đầu bảo vệ xây dựng đất nước. Hãy là Ánh Viên, dù đạt 6 huy chương vàng SEA Games vẫn về phòng khóc khi không thể tự vượt qua kỷ lục cá nhân; ở đội tuyển bóng đá nữ, nhiều em bị thương, bị ốm vẫn lăn xả vào trận đấu... Những vấn đề như vậy rất quan trọng. Một ý chí, một khát vọng. Cùng với ý chí, khát vọng đó, Nhà nước, Chính phủ cùng phối hợp tốt hơn với T.Ư Đoàn, Hội tạo môi trường tốt hơn cho thanh niên Việt Nam phát huy tài năng, đóng góp cho đất nước.
Thủ tướng cũng mong muốn thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ của đất nước giao cho. Vì thế, các phong trào, hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới phải là mảnh đất tốt lành để các bạn gieo hạt giống.... Thủ tướng đánh giá rất cao các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ tới, đặc biệt là thực hiện các phong trào như "Tôi yêu Tổ quốc tôi", bồi đắp tình yêu nước, lan tỏa tình nguyện vì cộng đồng, khởi nghiệp... vì đây vẫn là những vấn đề nóng hổi của chúng ta hiện nay.
Thủ tướng đề nghị, Hội cần xác định mục tiêu nhiệm vụ của mình, xác định vấn đề tập hợp đoàn kết thanh niên trong môi trường hiện nay. Thủ tướng cũng cho biết, bản thân Thủ tướng và Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành với thanh niên trên mọi lĩnh vực, địa bàn, để chủ nhân tương lai đất nước trở thành những người hùng, người tài năng đức độ; tiếp tục chỉ đạo triển khai, thực hiện, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên, tổ chức Đoàn, Hội của thanh niên hoạt động mạnh mẽ...
“Tôi nghĩ rằng đối thoại hôm nay hiệu quả với những tri thức tích lũy được, với tinh thần trách nhiệm của các Bộ, Thứ trưởng, qua đó thanh niên hiểu được vị trí của mình, là dịp các đồng chí, các bạn góp ý, phản biện để xây dựng Đảng, Nhà nước. Chính trí tuệ của các bạn, sự sáng tạo, sự nhiệt tình, năng nổ của các bạn đóng góp chính sách với thanh niên sát hơn. Chính vì vậy Đoàn Chủ tịch có vai trò quan trọng, tập hợp ý kiến thanh niên để có chính sách hợp lý hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.
12/12/2019 10:33
Anh Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa VIII phát biểu cảm ơn sự quan tâm, định hướng của Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành. Đồng thời mời Đoàn chủ tịch, ban thư ký lên làm việc.
Tiếp theo chương trình, anh Nguyễn Kim Quy trình bày báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Hội khóa VIII và điều hành phần ra mắt Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII.
12/12/2019 10:34
Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch và ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa VIII ra mắt Đại hội
12/12/2019 10:35
DANH SÁCH 8 PHÓ CHỦ TỊCH T.Ư HỘI LHTN VIỆT NAM KHÓA VIII
1. Nguyễn Tường Lâm - Ủy viên BTV, Trưởng ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên T.Ư Đoàn
2. Nguyễn Kim Quy - Ủy viên BCH, Phó Trưởng ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên T.Ư Đoàn
3. Nguyễn Hải Minh - Ủy viên BTV, Trưởng ban Quốc tế T.Ư Đoàn
4. Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TTC
5. Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện K
6. Đặng Thị Phương Thảo - Phó Tổng biên tập báo Thanh niên
7. Trần Xuân Bách - Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội, Tổng thư ký Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu
8. Nguyễn Xuân Bắc - Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam, Chủ tịch CLB Nghệ sĩ trẻ Việt Nam
12/12/2019 10:37
12/12/2019 10:44