Thủ phạm gây hại trẻ em trong nước tăng lực

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nước tăng lực - loại nước uống mà nhiều người cho rằng sẽ cung cấp năng lượng và sinh lực dồi dào cho cơ thể, nhưng thật ra những tác hại “âm thầm” của nó đang là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng...

Nước tăng lực - loại nước uống mà nhiều người cho rằng sẽ cung cấp năng lượng và sinh lực dồi dào cho cơ thể, nhưng thật ra những tác hại “âm thầm” của nó đang là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em.

Nước tăng lực gây ra chứng tăng động và mất tập trung ở trẻ

Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Academic Pediatrics, 66% trẻ em tiêu thụ các loại nước uống tăng lực mang nhiều nguy cơ mắc chứng tăng động và thiếu tập trung. Ngoài ra, các nhà điều tra còn chú ý đến số lượng và các loại nước uống có đường khác được các em học sinh thường xuyên tiêu thụ.

Dựa trên kết quả khảo sát từ hơn 1.600 học sinh tại các trường trung học ở Connecticut (Mỹ) có độ tuổi trung bình là 12 tuổi, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Yale đã đưa ra nhận định: “Các loại nước uống tăng lực dường như gây ra chứng tăng động và sự mất tập trung của các em học sinh trung học”. Kết quả còn cho thấy, những học sinh nam thường có xu hướng dùng nước tăng lực nhiều hơn nữ. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng trong số nam sinh được khảo sát, các em da đen và có nguồn gốc Tây Ban Nha thường uống nước giải khát nhiều hơn so với các em da trắng.

Học sinh trong nghiên cứu này trung bình uống hai loại nước giải khát có đường một ngày. Một số loại nước giải khát có đường và nước uống tăng lực chứa đến 40g đường, trong khi đó, trung bình mỗi ngày, trẻ em chỉ nên tiêu thụ khoảng 21 - 33g đường tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Trưởng nhóm nghiên cứu Jeannette Ickovics, giáo sư Trường Y tế cộng đồng, cho biết thêm: “Kết quả của chúng tôi xác nhận cho khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ rằng cha mẹ nên hạn chế việc tiêu thụ nước giải khát có đường và trẻ em không nên tiêu thụ bất kỳ loại nước tăng lực nào”. Ickovics còn lưu ý, cùng với việc gây tăng động và mất tập trung, các loại nước uống có đường còn làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Khoảng 1/3 trẻ em Mỹ hiện đang thừa cân hoặc béo phì, theo thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ.

Caffein - Thủ phạm gây hại trong nước tăng lực

Nước tăng lực và nước giải khát thông thường giống nhau vì đều ít có giá trị dinh dưỡng, nhưng lại khác là nước tăng lực chứa một hàm lượng cao đáng kể caffein, có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, đau bụng, đau đầu, khó ngủ và đi tiểu thường xuyên. Xét đến những tác động lâu dài, caffein cản trở sự hấp thu canxi ở ruột, do đó có thể gây ra các vấn đề cho sự phát triển của xương.

Một nghiên cứu của Canada cho biết, thanh thiếu niên uống nhiều nước tăng lực có khả năng dễ mắc những tổn thương đầu so với những người không dùng loại nước này. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ một cuộc khảo sát hơn 10.000 học sinh có độ tuổi từ 11-20 ở Ontario (Canada). Những học sinh đã được hỏi về việc tiêu thụ nước uống tăng lực, cũng như là việc họ có từng bị chấn thương não trước đây hay chưa. Chấn thương não ở đây được xem là những tác động đến não khiến họ bất tỉnh ít nhất 5 phút hoặc phải nhập viện qua đêm. 22% học sinh nói rằng họ từng có những chấn thương đầu trong cuộc đời của mình và 6% nói rằng họ bị tình trạng này trong năm vừa qua. Hầu hết những trường hợp xảy ra khi họ đang chơi thể thao. Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh rằng đối với trẻ tiêu thụ nước uống tăng lực thì tỷ lệ bị tổn thương não tăng gấp 5 lần so với các trẻ em không sử dụng.

“Nước uống tăng lực chứa một lượng lớn caffein và làm thay đổi trạng thái hóa học của cơ thể, có thể ngăn cản việc phục hồi sau chấn thương não”, đồng tác giả nghiên cứu, TS. Michael Cusimano, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Bệnh viện St. Michael ở Toronto (Canada) cho biết. “Các chấn thương não trong độ tuổi thanh thiếu niên cần được đặc biệt chú ý bởi bộ não trong giai đoạn này vẫn còn đang phát triển”.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ cho thấy mối liên hệ giữa nước tăng lực và tổn thương não do chấn thương. Những phát hiện mới này tương đồng với những nghiên cứu trước đây rằng các vận động viên trẻ thường tiêu thụ nước tăng lực và các họ cũng có nguy cơ cao gặp các chấn thương não. Rất cần thiết nếu các nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích rõ hơn nguyên nhân mối quan hệ giữa chúng, đồng thời nghiên cứu chính xác tại sao thanh thiếu niên lại uống nước tăng lực như thế khi nó có quá nhiều tác hại?

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG
Góp ý đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương
Góp ý đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị sáng 13/12, góp ý vào Dự thảo khung Đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp Trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước; Đảng bộ Chính phủ; Đảng bộ Quốc hội; Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.