Thôi miên: Trị bệnh hay lừa đảo?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khi người Việt chia đôi, bên tin tưởng thôi miên trị bá bệnh, bên nghi ngờ là sự lừa đảo, thì thế giới đơn giản xem thôi miên như là một liệu pháp tâm lý bình thường.

Thôi miên trị liệu khác thôi miên trình diễn

Thôi miên y học yêu cầu trước hết là sự cam kết sử dụng thôi miên một cách có trách nhiệm và bắt buộc tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của y học, người bệnh sẽ không bao giờ phụ thuộc vào nhà trị liệu. Còn thôi miên trình diễn, người ta đã sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau nhằm đạt được những hiệu ứng nhanh để gây ấn tượng, thậm chí là đánh lừa người xem chứ không nhằm cung cấp thông tin cho họ.

Thôi miên chữa bệnh gì?

Anh Phạm Quang Tùng, một doanh nhân thành đạt ở Hà Nội nhưng lại trải qua khoảng thời gian dài gần 10 năm trong trạng thái mệt mỏi, ăn uống không ổn vì áp lực công việc. Anh cũng từng điều trị ở bệnh viện trong và ngoài nước kết hợp từ châm cứu tới các loại nhưng không hiệu quả. Vì vậy, anh đành sử dụng phương pháp tạm thời là khi nào thấy mất ngủ thì uống thuốc an thần, lúc quá mệt mỏi thì tạm dừng công việc.

Đến khi nghe nói tới phương pháp trị liệu bằng thôi miên, anh đã “đánh liều” tìm tới. Sau hai buổi trị liệu, anh vui vẻ: Mình thấy được cảm giác chân tay nhẹ nhàng, đầu óc thấy thoải mái, không căng như dây đàn. Gặp bạn bè, ai cũng bảo trông mình ‘phởn’ ra”. Sau 3 tháng theo điều trị, anh thấy kết quả rõ ràng hơn, không phải uống thuốc an thần, không còn những cơn cáu giận, đau đầu, bức bối.

Ths Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thể-Tâm-Trí, thành viên của Tổ chức Thôi miên Quốc tế cho hay: Thôi miên được ứng dụng nhiều trong điều trị mất ngủ, trầm cảm, stress, giảm và cắt cơn đau, chữa trị các loại bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ, rối loạn ám sợ…. và hiệu quả trong việc chữa các triệu chứng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, các trạng thái tự kỷ, đau đầu đến công dụng làm đẹp da, giảm béo, cải thiện đời sống tình dục… nhưng không phải trị bá bệnh. 

Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc và thuộc một dạng tâm lý trị liệu, chẳng hạn với trường hợp người bênh mất ngủ, không dễ tìm được giấc ngủ sâu thì chỉ cần điều trị với các ám thị thôi miên ngắn; dùng ngôn ngữ để giúp bệnh nhân ổn định thần…

Khi một người được thôi miên sẽ bước vào trạng thái hôn mê như đi vào giấc ngủ, nhưng tâm trí vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này người thôi miên có thể đưa ra các ám thị cho người được thôi miên làm theo các chỉ thị, tuy nhiên người bị thôi miên hoàn toàn tỉnh táo biết mình đang làm gì.

Khoa học hay phép thuật?

Thời gian qua, có nhiều vụ án lừa đảo trộm cướp được nạn nhân kể lại là bị thôi miên. Nhiều người xem thôi miên như phép thuật tà mà bí hiểm. 

Nhưng ThS. Nguyễn Mạnh Quân khẳng định người tham gia thôi miên phải là người tự nguyện và có ý muốn được thôi miên, trường hợp người bị mất của là do bị xịt thuốc mê hoặc sơ ý mà bị lừa. 

Thôi miên không phải là kỹ thuật tẩy não khiến người khác “đơ” nên không thể dùng để lừa đảo. Trong quá trình thôi miên người bị thôi miên vẫn làm chủ được ý thức bản thân, họ có thể không bao giờ tiết lộ bí mật thầm kín nhất của mình nếu như bản thân không mong muốn.

Vì vậy, thôi miên không phải là “phép thuật” như nhiều người vẫn nhầm tưởng, thôi miên chỉ là những kỹ thuật về tâm lý, thông qua kỹ thuật này mà người ta tiếp xúc được vào tầng vô thức, tác động vào bộ phận não cảm xúc của người được thôi miên. Việc tiếp xúc này giúp sử dụng và kích hoạt mọi khả năng tiềm ẩn vẫn đang còn vô tận trong bản năng con người.

Nhiều người cho rằng người bị thôi miên nhắm mắt lại và bị sai khiến. Nhưng Thạc sỹ Quân khẳng định ánh mắt không có tác dụng gì, nhắm mắt lại để cơ thể hoàn toàn thư giãn nhưng đầu óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được ý thức bản thân, nên không thể có chuyện sai khiến. Nếu đưa ra những ám thị không hợp với ý người bị thôi miên, lập tức họ sẽ mở mắt ra, cuộc thôi miên hoàn toàn bị thất bại.

Khi với Việt Nam, thôi miên còn mang nhiều huyền bí thì PGS. Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc bệnh viện Việt Pháp  đánh giá phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên đang được thịnh hành một số nước trên thế giới. Từ năm 2006, tại CHLB Đức thì thôi miên đã được Hội đồng Khoa học liệu pháp chữa bệnh tâm lý Quốc tế công nhận là một môn trị liệu độc lập.

Tự thực hiện để trị bệnh tận gốc

Thông thường khi tham gia thôi miên, người bệnh đều được hướng dẫn phương pháp tự thôi miên trị liệu, tức là họ sẽ được học cách tự ổn định và chữa bệnh cho mình bất cứ lúc nào. Vì vậy thôi miên là liệu pháp có tính tức thời nhưng lại có hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên muốn mang thôi miên trị bệnh thì học phải bài bản vì khi đang trong trạng thái thôi miên mà đưa ra những “ám thị rác” (suy nghĩ tiêu cực của bản thân lúc đó) sẽ rất nguy hiểm dễ quay ngược lại tác dụng, có hại tới hệ thần kinh, sức khỏe.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.