Đạm - dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ
Đạm được biết đến là một trong những dưỡng chất quan trọng trong số 50 chất thiết yếu quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Điều này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của Giáo sư Niels Raiha, Đại học Lund, Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Malmö trong loạt bài tại Hội thảo Dinh dưỡng Nestlé năm 1994.
Đạm được tổng hợp từ nhiều hợp chất hữu cơ mà thành phần căn bản là một chuỗi axít amin với 22 loại khác nhau. Trong đó, cơ thể con người chỉ tổng hợp được 13 loại axít amin, còn 9 axít amin thiết yếu (histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalamine, threonine, tryptophan và valine) thì phải được cung cấp từ thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, nói nôm na là từ thịt, cá, trứng, sữa rau củ quả.
Thực tế, đạm tham gia mạnh mẽ vào việc phát triển hệ cơ xương, tăng chiều cao. Đạm đóng vai trò hình thành và thay thế toàn bộ tế bào, mô,…nhờ vậy quá trình tăng trưởng của trẻ mới diễn ra vượt trội.
Mặt khác, đạm còn củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn, tránh tình trạng ốm vặt. Khi được bổ sung lượng đạm vừa đủ, cơ thể trẻ cũng nhanh chóng sở hữu những enzym (men) và chất xúc tác có lợi trong đường ruột. Do đó, giúp bé tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Ngoài ra, đạm cũng là chất quan trọng mang lại năng lượng để hệ thống thần kinh, não bộ phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.
Dĩ nhiên, để có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ, ngay từ giai đoạn nhũ nhi cho đến khi trưởng thành, trẻ cần được bổ sung đủ cả 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất.
Nhiều mẹ chưa hiểu đúng về đạm
Khá nhiều mẹ không biết, nếu chỉ chú ý tới DHA, ARA, canxi…trong thực đơn dinh dưỡng nhưng thiếu đạm, bé khó lòng có được sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện như mong đợi. Mặt khác, không phải loại đạm nào cũng giống nhau. Chất đạm được chia thành hai loại: Loại chất đạm đủ và loại chất đạm thiếu. Chất đạm nào có 9 axít amin thiết yếu kể trên gọi là chất đạm đủ; loại nào không có một vài trong 9 axít amin thiết yếu thì gọi là chất đạm thiếu. Hầu hết mọi thực phẩm gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa đều có chất đạm đủ. Còn chất đạm trong thực phẩm gốc thực vật, như trái cây, ngũ cốc, rau cải, được coi như chất đạm thiếu vì nó thiếu một hoặc hai axít amin thiết yếu kể trên. Nhiều mẹ thích dùng sữa có hàm lượng đạm cao để con mau lớn và tăng cân nhanh. Thế nhưng việc hấp thu hàm lượng đạm quá cao trong giai đoạn nhũ nhi có thể khiến bé gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Mặt khác, ăn nhiều đạm trong thời kỳ nhũ nhi còn khiến lập trình chuyển hóa sớm gây nên tình trạng tích lũy nhiều tế bào mỡ, gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, dậy thì sớm trước tuổi.
Cung cấp hàm lượng đạm quá cao còn là con đường ngắn nhất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Bởi lẽ thừa đạm tạo nên áp lực lớn cho thận, gây tiêu hóa kém do thay đổi hệ vi sinh đường ruột.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì bú mẹ đến hết giai đoạn hai tuổi. Bởi lẽ, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sữa mẹ có hàm lượng đạm thấp nhưng chất lượng đạm cao giúp trẻ nhỏ phòng ngừa thừa cân, béo phì.(1) Chính vì vậy, đạm trong sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Nên bổ sung đạm cho bé như thế nào mới khoa học?
Thực tế ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu cần đạm của cơ thể trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho hay, trẻ từ 3 – 5 tuổi cần khoảng 25g đạm mỗi ngày.
Điều này tương đương với khoảng 138,9 gam thịt bò hoặc 131,6 gam thịt lợn/147,1 gam cá chép/156,3 gam trứng gà/119 gam đậu/đỗ.
Mặt khác, mẹ nên lưu ý:
- Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời: Trẻ cần bú mẹ hoàn toàn. Vì thế để bổ sung lượng đạm cần thiết, bạn nên ăn những thực phẩm giàu đạm như hải sản, trứng, sữa, đậu, vừng, lạc…. để chất lượng sữa được đảm bảo.
- Giai đoạn từ 6-24 tháng tuổi: Lúc này dạ dày của trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện. Do đó nên kết hợp cho trẻ ăn dặm đúng cách với bú sữa mẹ; nếu không đủ sữa mẹ, bạn nên cho trẻ dùng thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức có hàm lượng đạm phù hợp với lứa tuổi để trẻ dễ hấp thu, tránh tình trạng táo bón, tiêu hóa kém.
- Giai đoạn từ 24 – 36 tháng tuổi: Mẹ nên bổ sung cho bé những loại thức ăn chứa đạm dễ tiêu hóa, tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội…). Đồng thời, việc bổ sung sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa đạm phù hợp nên được ưu tiên để tránh nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì.
Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia của Nestlé đã khám phá ra công thức độc quyền trong dòng Nestlé NAN OPTIPRO 4. Sản phẩm có đạm Optipro – đạm tối ưu, tác động toàn diện đến sự phát triển khỏe mạnh của bé, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ cho trẻ sự khởi đầu khỏe mạnh.
Do vậy, sử dụng Nestlé NAN OPTIPRO 4 để bổ sung đạm Optipro, tương thích tốt với hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ 2-6 tuổi là lựa chọn sáng suốt mẹ Việt không nên bỏ qua. Đã đến lúc bạn nên nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc để nuôi con một cách khoa học.
Sự yêu thương kết hợp với hiểu biết đầy đủ, chính xác sẽ là nền tảng vững chắc giúp bé yêu của bạn có được thể chất vững vàng, trí tuệ vượt trội để chinh phục những đỉnh cao mới đang chờ đợi trong suốt hành trình sắp tới.