Thị trường nông thôn -Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

0:00 / 0:00
0:00
Agribank - ngân hàng dẫn đầu về giao dịch thanh toán trên thị trường liên ngân hàng, trong đó khách hàng trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn là nhóm khách hàng tiềm năng để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt những năm tới.
Thị trường nông thôn -Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ảnh 1

Là một ngân hàng thương mại nhà nước, Agribank có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 4.000 máy ATM, gần 25.000 máy POS và 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng hoạt động tại các địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Mạng lưới thanh toán của Agribank có quy mô rất lớn, với gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 15 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Agribank E- Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, gần 3,4 triệu khách hàng vay vốn, trong đó số lượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm tỷ lệ gần 80% trong tổng số khách hàng vay vốn của Agribank.

Tính đến 31/12/2021, phương thức thanh toán tự động chiếm khoảng 81% tổng số giao dịch thanh toán của khách hàng tại Agribank. Hàng năm, hệ thống Agibank ghi nhận khoảng 30 triệu giao dịch, với doanh số giao dịch gần 60.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng khoảng 35%/năm; liên kết với các trung gian thanh toán phát triển các ví điện tử như Momo, Moca, Shopee Pay, VNPT Pay, Zalo Pay, Sen Pay, Smart Pay…, đáp ứng số lượng giao dịch qua các ví điện tử khoảng 18 triệu giao dịch thanh toán/tháng.

Thị trường nông thôn -Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ảnh 2

Agribank đã và đang triển khai đề án Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp - nông thôn. Theo đó, các cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng để thanh toán các dịch vụ chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông, mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, mua sắm vật tư cho sản xuất…, góp phần hạn chế “tín dụng đen” tại khu vực nông nghiệp - nông thôn, từng bước tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng ở khu vực này.

Để thực hiện tốt đề án Thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021-2015, Agribank tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ sinh thái, phối hợp với các Fintech trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận lợi. Agribank đã đặt ra các giải pháp như sau:

Thứ nhất, tập trung nâng cấp hệ thống công nghệ để phát triển các kênh thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp ứng dụng thanh toán hiện đại, đáp ứng yêu cầu giao dịch 24/7 trong thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương…

Thứ hai, tiếp tục mở rộng hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty và các trung gian thanh toán để xây dựng mở rộng hệ sinh thái thanh toán khép kín.

Thứ ba, cải tiến quy trình nghiệp vụ thanh toán theo hướng số hóa và tự động hóa để phù hợp với yêu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng.

Thị trường nông thôn -Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ảnh 3

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của Agribank để khách hàng tại địa bàn nông nghiệp - nông thôn hiểu và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng; ban hành chính sách thu hút khách hàng mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử thanh toán các hóa đơn thiết yếu như điện, nước, học phí, cước viễn thông...

Thứ năm, đổi mới phong cách giao dịch theo hướng tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh chóng, giao tiếp thân thiện, gần gũi với khách hàng theo chuẩn mực văn hóa của Agribank, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

Thứ sáu, xây dựng, hoàn thiện hạ tầng thanh toán trực tuyến kết nối liên thông giữa các tổ chức, đơn vị trung gian thanh toán với các dịch vụ ngân hàng.

Agribank luôn xác định nâng cấp, hiện đại hóa chuyển đổi số, công tác giao dịch thanh toán phục vụ khách hàng trên nền tảng công nghệ thông tin là vấn đề then chốt quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, đa dạng hóa khách hàng.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.