Theo dấu những kẻ chăn người

Theo dấu những kẻ chăn người
Nhiều người già, trẻ em bán kẹo cao su trên đường phố Hà Nội dưới sự chăn dắt của "bảo kê", sau đó bị chúng moi sạch tiền.

Theo dấu những kẻ chăn người

> Bóc trần trò chăn dắt trẻ em
> Có hay không đường dây 'chăn dắt' trẻ em?

Nhiều người già, trẻ em bán kẹo cao su trên đường phố Hà Nội dưới sự chăn dắt của "bảo kê", sau đó bị chúng moi sạch tiền.

Lũ trẻ đeo bám thực khách để bán kẹo cao su. Ảnh: Ngọc Thắng
Lũ trẻ đeo bám thực khách để bán kẹo cao su. Ảnh: Ngọc Thắng.

Một ngày làm việc

Theo một cán bộ Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội), thời gian qua, cơ quan công an đã nhận được nhiều đơn thư phản ánh một số nhóm chăn dắt người già, trẻ em đi bán kẹo cao su. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục theo dõi, củng cố hồ sơ để xử lý những kẻ chăn dắt theo quy định pháp luật.

11 giờ 15 ngày 28-1, một người đàn bà trạc ngũ tuần to béo đi chiếc xe máy Yamaha biển số 30B-055… chở theo 3 đứa trẻ đỗ xịch đầu ngã ba Tăng Bạt Hổ, nơi có cả chục quán bia, nhà hàng. “Vào nhà hàng Lan Chín. Nhanh lên, khách đang ăn đông lắm đấy!”. Lập tức, lũ nhỏ ôm rổ nhựa chất đầy kẹo cao su nhảy xuống xe, lao sang nhà hàng bia hơi Lan Chín bên đường. Đã quá quen thuộc nên 3 em nhỏ gồm hai gái, một trai mà sau này tôi biết là Hải (13 tuổi), Hằng (15 tuổi) và Chung (13 tuổi, đều ở xã Quảng Thái, H.Quảng Xương, Thanh Hóa), chạy thẳng lên tầng hai mời khách mua kẹo.

14 giờ 30, ba rổ kẹo cao su đã vơi, khách nhậu ra về gần hết, cũng là lúc người đàn bà khi nãy rời quán trà đá gần đó, đưa lũ trẻ tới quán bánh mì trên phố Nhà Thờ dùng bữa trưa. 15 giờ 40, cả ba em được đưa về nhà trọ, chờ ca làm sau đó.

19 giờ 5, cũng chính người đàn bà đó, sau này được xác định là Bùi Thị Là (51 tuổi, quê xã Quảng Thái, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) lại chở Hải và Chung đến quán cà phê số 336 trên đường Xã Đàn (Q.Đống Đa). Xe vừa dừng, hai đứa trẻ xuống xe, vào quán mời khách mua kẹo. Trước đó, 17 giờ 15 cùng ngày, Hằng và hai bạn cùng tuổi được một nam thanh niên đi xe gắn máy biển số 29M9-63… đưa tới khu quán chân gà nướng ở Kim Liên. Cùng thời điểm này, một nam thanh niên khắp mình xăm trổ chỉ huy hai nhóm khác chở theo hai cụ già và ba em nhỏ tới chợ Đồng Xuân, các quán lẩu trong phố cổ. Đến 19 giờ 50, những người chăn dắt trên gọi những đứa trẻ và người già ra, để lột túi lấy tiền. 22 giờ 45, khi các quán nhậu đã vơi khách, đội quân chăn dắt lại chở họ bằng xe máy tới khu ngã ba Hàng Giấy - Hàng Khoai. 1 giờ 50, họ mới được về xóm trọ, kết thúc một ngày làm việc.

Đồ nghề bán kẹo cao su tại phòng trọ của Nhất. Ảnh: Hà An
Đồ nghề bán kẹo cao su tại phòng trọ của Nhất. Ảnh: Hà An.
 Nhóm chăn dắt chở các em tới điểm bán kẹo cao su. Ảnh: Ngọc Thắng
Nhóm chăn dắt chở các em tới điểm bán kẹo cao su. Ảnh: Ngọc Thắng.
Nguyễn Ngọc Nhất. Ảnh: Hà An
Nguyễn Ngọc Nhất. Ảnh: Hà An.

Điểm mặt những kẻ chăn dắt

Còn đang tuổi cắp sách tới trường, trong những cuộc trò chuyện với chúng tôi gần một tuần, Hằng và Chung bảo rất muốn đi học, nhưng vì gia đình khó khăn nên phải lên Hà Nội để làm việc cho Nhất (nam thanh niên xăm trổ). Nhất nuôi các em ngày ăn ba bữa. Mỗi tháng Nhất trả cho Chung và Hằng 1,5 triệu đồng tiền lương. Khi tôi hỏi, chỉ đi bán kẹo cao su thế này mà được trả lương cao tới vậy, hai em thật thà trả lời: “Thế là còn ít đấy. Ngày nào mưa, cháu bán ít cũng được 400.000 đồng. Nhiều thì hơn 600.000 đồng. Lãi nhiều lắm đấy chú ạ”. Mỗi hộp kẹo cao su được bán ở các tiệm tạp hóa giá 17.000 đồng, nhưng các em bán đến 25.000 đồng.

Trong những ngày theo chân Hằng, Chung và Hải đi bán kẹo cao su, chúng tôi thấy có khách không mua kẹo nhưng thường cho các em từ 2.000 - 5.000 đồng, nhưng cả ba kiên quyết từ chối và cứ đeo bám, nài nỉ khách mua hàng. Hỏi ra chúng tôi mới hay, đội quân bán kẹo cao su dạo này bị những người chăn dắt quản lý bằng sản phẩm bán quy tiền. Nếu không bán được 400.000 đồng/ngày, thì chúng sẽ trừ vào tiền lương mỗi tháng của các em. Hằng cho biết, ăn mặc sạch sẽ như em được bán ở những quán nhậu, nhà hàng lớn có nhiều khách sang trọng và bán được nhiều hơn hẳn. Còn những cụ già tật nguyền, phụ nữ ẵm em bé chỉ được bán ở quanh chợ Đồng Xuân.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người bán kẹo luôn bị "chủ" theo dõi xem có giấu tiền hay không. Nhóm người này giả trang như xe ôm đứng bắt khách trên vỉa hè. Cứ một khoảng thời gian nhất định, người bán kẹo phải đến nộp tiền, nếu bán được ít thì bị chúng chửi bới.

Nam thanh niên khắp người xăm trổ nói trên là Nguyễn Ngọc Nhất (24 tuổi, ở xã Quảng Hải, H.Quảng Xương, Thanh Hóa), từng ngồi tù 15 tháng về tội cố ý gây thương tích. Mãn hạn tù, Nhất cùng vợ Tô Thị Thủy (24 tuổi), mẹ vợ là Bùi Thị Là và một số thanh niên cùng quê lên Hà Nội “làm ăn”. Hai vợ chồng Nhất cùng bà Là, mỗi người đứng ra thuê một ngôi nhà trọ ở Q.Tây Hồ và thuê những em nhỏ, người già có hoàn cảnh khó khăn ở quê ra bán kẹo cao su. Được biết, đường dây của Nhất hoạt động đã được gần 3 năm, quản lý 7 - 10 người. Trong số này, ngoài các em nhỏ, có cả hai cụ già là Nguyễn Ngọc H. (71 tuổi, xã Cẩm Bình, H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa) và Mai Văn T. (67 tuổi, xã Quảng Hùng, H.Quảng Xương, Thanh Hóa). Theo lời cụ H. thì biết cụ bị cụt chân, gia cảnh khó khăn nên Nhất đã "rủ" cụ ra Hà Nội đi bán kẹo cho hắn, với lời hứa mỗi tháng trả 2 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài nhóm do Nhất cầm đầu, chỉ tính riêng tại khu ăn đêm ở phố Cấm Chỉ đã có đến hai nhóm tương tự. Những người cầm đầu nhóm này đều là người quen thân với vợ Nhất. Được biết, những nhóm này hoạt động rất tinh vi, khi bị công an phường sở tại kiểm tra thì đều khai làm nghề xe ôm.

Theo Hà An - Thu Trang
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.