Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Bộ Y tế cho biết, hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
Để công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng được tốt nhất, mới đây, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã đến động viên, nắm bắt tình hình tại Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 BV Bạch Mai đặt tại TPHCM. TS. Lương Ngọc Khuê đánh giá cao sự nỗ lực tận tâm của các y bác sĩ đang làm việc tại đây. Bệnh viện dã chiến 16 có tổng cộng gần 3.000 giường, trong đó có 500 giường hồi sức tích cực. Bệnh viện Bạch Mai đảm trách chính hoạt động của cả Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm Hồi sức tích cực. Bệnh viện Bạch Mai đã đưa vào đây khoảng 400 y, bác sĩ.
Tại Long An, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh để giảm mạnh chuyển biến nặng của bệnh nhân, ngành y tế Long An phải chú trọng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế ở các tầng 1, tầng 2 trong mô hình "tháp điều trị 3 tầng". Đặc biệt cần dùng thuốc kháng đông, kháng viêm cho đúng. Cùng với đó phải chuẩn bị đầy đủ ô xy để có thể đáp ứng ngay được khi bệnh nhân có các chuyển biến, cần phải hỗ trợ thở. Tất cả các bệnh viện tuyến huyện cũng phải chuẩn bị ô xy. Đây là yếu tố sống còn đối với việc cứu chữa bệnh nhân COVID-19. Việc sàng lọc, phân loại người bệnh cần được làm khoa học, phối hợp nhịp nhàng với nhau.