Thế giới “phẳng” hơn với cước roaming

Thế giới “phẳng” hơn với cước roaming
TP - Với việc đơn giản hóa bảng cước, tính cước theo vùng, đồng thời giảm giá sâu lên đến hơn 60% mới đây, khách hàng đi công tác, du lịch nước ngoài giờ đây phần nào thấy thế giới này dường như “phẳng” hơn và cũng ”dễ thở” hơn với cước roaming.

Thế giới “phẳng” hơn với cước roaming

Đã từ lâu, người dùng Việt Nam chỉ cần nhấc máy là gọi, ít nhớ tới một thời gian dài phải soi xét xem cuộc gọi có phải liên tỉnh hay nội hạt, gọi cho di động hay cố định…Tuy nhiên, với người đi nước ngoài, câu chuyện chưa đơn giản được như vậy.

Mỗi lần chuẩn bị đi công tác nước ngoài, chị Hồng Anh, phó phòng xuất nhập khẩu của một công ty phân phối thiết bị y tế trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đều thấy lo lắng. “Đi công tác nên vẫn phải bật máy, giải quyết công việc, vì thế bắt buộc phải dùng roaming, dùng không khéo là “lõm to” hoặc khi về giải thích với với kế toán cũng đủ mệt” chị Hồng Anh kể. Ngoài mức giá cước khá cao, dịch vụ chuyển vùng quốc tế còn khiến nhiều thuê bao “hoảng” vì cách tính cước như ma trận hiện nay.

Theo phân tích của các chuyên gia, sự rắc rối trong của cước roaming là một trong những rào cản lớn cho chi tiêu của khách hàng. Chính vì thế, vừa qua VinaPhone đã quy hoạch bảng cước roaming chỉ còn 5 vùng (gồm 4 vùng cước theo vị trí địa lý và một vùng cước theo dịch vụ). “Càng đơn giản càng thu hút khách hàng, nhưng với hơn hơn 330 mạng tại 104 quốc gia thì việc rút xuống 5 vùng cước là cả một sự thành công trong đàm phán và hợp tác quốc tế của các mạng Việt Nam” - đại diện VinaPhone chia sẻ.

Không chỉ “san phẳng” các mức cước theo quốc gia, VinaPhone còn áp dụng một mức cước trần, không phân biệt mức độ sử dụng data tại 16 mạng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Macau, Campuchia, Qatar, Trung Quốc, UAE, Úc, Sri Lanka, Đài Loan, thuê bao VinaPhone được thỏa sức xài roaming data không giới hạn dung lượng với mức cước đồng giá tối đa 219.000 đồng/ngày (đã bao gồm VAT).

Và người dùng “dễ thở” hơn

Không phải là người dùng mà chính nhà mạng là người sợ cước roaming cao hơn cả. Các nhà mạng thu cước theo kiểu “mua đuổi, bán đuổi”, nghĩa là mạng nước ngoài thu cao thì mạng Việt Nam thu lại của khách hàng cao. Nhưng nếu cước cao đến nỗi khách hàng sợ thì chả ai có lợi, và nhà mạng chính là người cần giảm cước hơn ai hết.

Chính vì lý do đó, theo đại diện VinaPhone, ngay sau khi đàm phán được giảm cước roaming, VinaPhone đã có đợt giảm cước lớn nhất trừ trước đến nay. Với bảng cước mới này, cước gọi về Việt Nam, gọi quốc tế đến nước thứ 3 tại 53 quốc gia, vùng lãnh thổ giảm mạnh, tối đa lên đến 62% tại Uzbekistan (-62%), Turkmenistan (-61%). Đặc biệt, 2 trong 5 nước có lưu lượng chuyển vùng quốc tế chiều đi lớn nhất của mạng này là Trung Quốc, Nhật Bản cũng được giảm cước thoại 53,33% so với trước đây.

Cước nhận cuộc gọi tại 72 nước, vùng lãnh thổ cũng được VinaPhone điều chỉnh mạnh với mức giảm sâu nhất lên đến 57% (Ukraina). Cước gửi tin nhắn tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ mà VinaPhone đang có hợp tác cũng được đồng loạt giảm, với mức giảm từ 9,91% đến 22,14%. Việc giảm giá này đặc biệt có ý nghĩa khi có tới 7 quốc gia Đông Nam Á là những điểm điểm đến thường xuyên của các doanh nghiệp và phượt ưa thích của dân du lịch Việt như Brunei, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia có mặt trong danh sách 29 nước được giảm cước mạnh nhất.

Các phân tích cho rằng, với chính sách mới trên, VinaPhone đã góp phần giảm gánh lo cho thuê bao roaming trên cả 2 phương diện “đau đầu” nhất là mức cước cao và bảng giá quá rắc rối. Việc “san phẳng” các vùng cước và hạ “độ cao” các mức cước của VinaPhone vừa qua là những tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế; đồng thời là tin vui cho du khách trong mùa lịch Noel và Tết nguyên đán 2013.

Bảng cước của VinaPhone hiện chỉ có 5 vùng, gồm 4 vùng cước theo vị trí địa lý và một vùng cước theo dịch vụ. Trong đó, vùng 1 bao gồm Brunei, Campuchia, Lào, Hongkong, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Vùng 2 là các nước châu Á, trừ các nước châu Á tại vùng một và 4 nước Ấn Độ, Israel, Saudi Arabi, UAE. Vùng 3 gồm các nước thuộc châu Âu, Châu Phi và 4 nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Israel, Saudi Arabi, UAE. Vùng 4: Các nước thuộc Châu Mỹ và Châu Úc. Vùng 5: áp dụng cho các dịch vụ chuyển vùng trên máy bay, tàu biển và vệ tinh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG