Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ

Dạy thể dục ở trường cấp 3 nhưng anh Thuyết lại mê nuôi rắn mối, rắn hổ hành và các loại côn trùng... Nghề "tay trái" này đem đến cho anh cả tỷ đồng mỗi năm.
Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 1

Bốn tuổi Nguyễn Văn Thuyết đã theo cha mẹ rời Hà Tĩnh vào miền Tây lập nghiệp. Học hết lớp 9, anh nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn nhưng sau đó được bạn bè động viên anh học lại và thi vào ngành sư phạm. Những buổi ngồi sửa xe đạp mưu sinh, Thuyết thấy rắn mối bò ra bò vào từ bãi cỏ ven đường. Vậy là anh tìm cách bắt để cải thiện bữa ăn và cảm nhận được vị ngọt, ngon từ thịt rắn mối.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 2

Năm 2008 anh bắt đầu nuôi rắn mối ở huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Vài năm sau, giáo viên thể dục này chuyển về TP.Bạc Liêu và trang trại rắn mối của anh ra đời. Cách nuôi rắn mối khá đơn giản, anh xây chuồng cao ngang ngực, ngang 2 m, dài 4-5 m và ốp một dãy gạch men trơn bên trong. Trong chuồng, anh đặt rất nhiều gạch ống để làm nơi trú ẩn, sinh đẻ cho rắn.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 3

Thức ăn cho rắn mối là dế do anh Thuyết tự nuôi.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 4

Thầy giáo này không chỉ nuôi dế làm thức ăn cho rắn mối mà còn phát triển đàn dế thương phẩm, bán ra thị trường với giá 150.000 đồng/kg.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 5

Những khay cát trộn sơ dừa là nơi dế đẻ phù hợp.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 6

Sâu gạo được thầy giáo trẻ nuôi làm thức ăn cho rắn mối, đồng thời cũng bán cho nhà hàng làm món nhậu. Bên cạnh đó, anh Thuyết dạy cho nhiều người trong vùng cách nuôi sâu, rắn... tại trang trại của mình.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 7

Những con sâu già được đưa vào môi trường tối để "ép" thành bọ cánh cứng. Con bọ này sau đó sẽ giao phối với nhau trong các khay nhựa và chui vào tổ đẻ trứng, nở sâu.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 8

Trong trang trại, anh Thuyết còn nuôi cả nhím, heo rừng, bồ câu... Gần đây, anh xay sơ dừa, đổ vào chuồng 2x5 m một lớp dày khoảng 30-40 cm và thả rắn hổ hành vào nuôi. Mỗi chuồng như vậy anh nuôi khoảng 2.000 con rắn hổ hành mà không tốn nhiều công chăm sóc. Ban ngày rắn chui vào lớp sơ dừa, đêm bò ra ăn. Thức ăn được thả vào là ếch, nhái và chuột. Phân của rắn hổ hành thải ra rất ít và tự phân hủy vào sơ dừa.

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 9

Rắn hổ hành giống mỗi con giá 100.000 đồng. Sau 10 tháng nuôi bằng thức ăn dễ tìm, rắn nặng từ 1-1,2 kg, bán với giá 800.000 đồng/kg và rất hút hàng. 

Thầy giáo miền Tây nuôi rắn thu bạc tỷ ảnh 10

Mỗi kg rắn mối có giá 400.000-500.000 đồng được anh Thuyết bán cho các quán nhậu, nhà hàng ở miền Tây và Sài Gòn. Rắn mối có thể làm các món như nướng, nấu cháo, xào lăn, chiên giòn... ăn rất ngon. Nguồn thu từ bán rắn, côn trùng kèm với việc bán giống cho những người nuôi quanh vùng đem lại cho anh khoảng 1,5 tỷ đồng/năm và có chênh lệch thu chi 1 tỷ đồng.

Theo Việt Trường
Theo Zing
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.