1. Thành quốc Babylon xưa thuộc nước nào ngày nay?
-
icon
Iraq
-
icon
Iran
-
icon
Hy Lạp
Câu trả lời đúng là đáp án A: Iraq, tên đầy đủ là Cộng hòa Iraq, nằm ở Trung Đông, phía tây nam châu Á, giáp với Arab Saudi và Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria về phía bắc, Iran về phía đông và Jordan về phía tây. Diện tích quốc gia hơn 437 nghìn km2, thủ đô là Baghdad. Babylon là một trong những thành phố nổi tiếng nhất thời cổ đại. Theo Britannica, di tích Babylon nằm bên bờ sông Euphrates ở Hillah, Babil của Iraq, cách thủ đô Baghdad khoảng 85 km về phía nam. Đây từng là thủ phủ của miền nam Mesopotamia (Lưỡng Hà) từ đầu thiên niên kỷ thứ hai đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên và là thủ đô của Đế quốc Tân Babylon (Chaldean) vào thế kỷ thứ 7 và thứ 6 trước công nguyên. Theo cuốn Người giàu có nhất thành Babylon, Babylon là điển hình cho khả năng của con người. Sự phát triển của thành phố rộng lớn này chỉ do bàn tay con người vun đắp. Trong khi những nhóm người cổ đại khác chỉ biết sống trong hang động, chặt cây bằng rìu thô sơ, đánh nhau bằng gậy gộc thì người Babylon đã bắt đầu biết xây dựng lâu đài, thành quách bảo vệ đất nước, xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Những lâu đài, thành quách của thành quốc Babylon nay chỉ còn ít phế tích đổ nát và vắng lặng nhưng kiến thức của người Babylon vẫn còn giá trị. Kiến thức đó được lưu giữ trong những thẻ đất sét nung mà các nhà khảo cổ tìm thấy. Và chứng tích còn lại cho thấy Babylon là nơi sản sinh những kỹ sư, nhà thiên văn học, nhà toán học, nhà tài chính đầu tiên và là dân tộc đầu tiên có chữ viết. Cũng nhờ sự phát hiện và khai quật cẩn thận, các nhà khảo cổ đã phục dựng được cổng Ishtar - một trong những công trình kiệt tác thời Tân Babylon, biểu tượng thể hiện sự uy quyền và kỳ vĩ của Babylon cổ đại. Một phần của cổng Ishtar được phục chế tại bảo tàng Pergamon ở thủ đô nước Đức.
2. Vườn treo Babylon được xây dựng nên từ khoảng năm nào?
-
icon
Năm 500 TCN
-
icon
Năm 600 TCN
-
icon
Năm 700 TCN
Câu trả lời đúng là đáp án B: Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trong Bảy kỳ quan của thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN. Theo những miêu tả, các vườn treo được xây dựng nên để cho người vợ của Nebuchadnezzar là Amyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua Uvaxshtra của Đế quốc Mada, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây Nam châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà. Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa là nó được treo lên bằng các loại dây. Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ pensilis trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo" mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công.
3. Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn chưa được xác định chính xác?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vườn treo là công trình duy nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại mà vị trí vẫn chưa được xác định chính xác. Không có văn bản thời Babylon còn tồn tại nào nhắc tới vườn treo, và không có bằng chứng khảo cổ vững chắc nào được tìm thấy tại Babylon. Có ba giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, công trình chỉ là một huyền thoại, và các mô tả được nhắc đến trong ghi chép của các tác giả Hy Lạp và La Mã cổ đại như Strabo, Diodorus Siculus và Quintus Curtius Rufus đã tô vẽ một hình ảnh lý tưởng hóa về một khu vườn phương Đông. Thứ hai, Vườn treo đã từng tồn tại tại Babylon, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong khoảng thời gian thế kỷ 1 SCN. Thứ ba, khu vườn được nhắc đến trong truyền thuyết thực chất là khu vườn treo do vua Sennacherib của Assyria (704–681 TCN) xây dựng tại thủ đô Nineveh bên bờ sông Tigris, gần thành phố Mosul thời hiện đại. Vườn treo được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặt khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên thực tế, không hề có bản ghi chép nào của người Babylonia về sự tồn tại của những chiếc vườn như vậy. Một số (chi tiết) bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một số trường phái tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với những vườn đã tồn tại ở Nineveh và việc phát hiện những phiến đá chứng minh cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra. Những đoạn văn trên những phiến đá đó miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự như một máy bơm kiểu đinh vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.
4. Iraq có là nơi phát minh ra cách chia?
-
icon
1kg bằng 1000 gram
-
icon
Một phút thành 60 giây
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Babylon (vùng đất thuộc Iraq ngày nay) đã chia một giờ thành 60 phút và một phút thành 60 giây từ cách đây hàng nghìn năm. Những người Babylon đã thực hiện các phép tính thiên văn học dựa trên hệ thống lục thập phân (cơ số 60) để có được cách chia này. Không chỉ vậy, nó còn được áp dụng rộng rãi cho cách chia một vòng tròn thành 360 độ. Theo suy luận của nhiều nhà nghiên cứu, số 60 là bội chung nhỏ nhất của rất nhiều số (1,2,3,4,5,6,10,12,15,20,30) nên dễ để chia thành các phần nhỏ bằng nhau.
5. Nền kinh tế Iraq chủ yếu phụ thuộc vào mặt hàng nào?
-
icon
Dầu mỏ
-
icon
Chà là
-
icon
Lưu huỳnh
Câu trả lời đúng là đáp án A: Giống như nhiều nước ở Trung Đông, nền kinh tế của Iraq phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Quốc gia này luôn đứng trong top 10 nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Theo Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, thu nhập từ xuất khẩu dầu chiếm 90% nguồn thu ngân sách và 80% trữ lượng ngoại hối của Iraq. Tính riêng trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Iraq đứng thứ hai về sản xuất và xuất khẩu dầu. Theo số liệu từ OPEC, trong năm 2016, nước này xuất khẩu 3,8 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, Iraq không muốn nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ. Đầu năm 2018, thủ tướng nước này khẳng định đang cố gắng để đảm bảo dầu mỏ chỉ là một nguồn thu nhập quốc gia thông thường, không phải là chủ lực. Ngoài dầu mỏ, Iraq còn sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng như lưu huỳnh hay chà là. Theo World Atlas, sản lượng chà là của Iraq đứng thứ tư thế giới (sau Ai Cập, Iran và Arab Saudi). Iraq sản xuất khoảng 675.440 tấn chà là mỗi năm, chiếm khoảng 7,3% sản lượng chà là xuất khẩu thế giới.
6. Iraq là quốc gia theo đạo nào là chính?
-
icon
Đạo hồi
-
icon
Đạo Hindu
-
icon
Bà-la-môn
Câu trả lời đúng là đáp án A: Iraq là một quốc gia theo đạo Hồi; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97% dân số, bao gồm Shia và Sunni. Các nguồn tham khảo cho thấy khoảng 65% người theo đạo Hồi ở Iraq là Shia, và khoảng 35% là Sunni. Người theo Sunni than phiền phải đối mặt với phân biệt đối xử trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nouri al-Maliki từ chối điều này. Người Iraq theo công giáo đã định cư ở vùng đất ngày nay là Iraq cách nay 2000 năm. Người theo công giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987. Người Assyria bản địa, hầu hết trong số họ là tín đồ của Chaldean Catholic Church, Giáo hội Đông phương Assyria và Giáo hội Chính thống Syria chiếm hầu hết dân số Kitô giáo. Ước tính số lượng các Kitô hữu giảm từ 8-10% trong giữa thế kỷ XX đến 5% trong năm 2008. Hơn một nửa số Kitô hữu Iraq đã trốn sang các nước láng giềng kể từ đầu chiến tranh, và số nhiều đã không quay trở lại, mặc dù một số di cư trở về quê hương Assyria truyền thống trong khu vực tự trị của người Kurd. Ngoài ra còn có các nhóm tôn giáo nhỏ của dân tộc thiểu số như Mandaean, Shabaks, Yarsan và Yezidi. Cộng đồng người Do Thái Iraq có số lượng khoảng 150.000 vào năm 1941, đã gần như hoàn toàn rời khỏi đất nước này.
7. Masgouf, món ăn truyền thống nổi tiếng của Iraq làm từ gì?
-
icon
Gà
-
icon
Lợn
-
icon
Cá
Câu trả lời đúng là đáp án C: Masgouf là món ăn truyền thống của Iraq được nhiều người biết tới nhất. Đây là món cá chép nướng. Cá chép tươi sống được mổ ra và ướp một loại nước sốt hỗn hợp trước khi đem nướng. Hỗn hợp này thường bao gồm dầu ô liu, muối, me và nghệ. Cá được nướng trên một kiểu bếp than đặc biệt. Khi chín giòn, cá sẽ được bày lên đĩa và trang trí rau củ xung quanh. Cá chín có mùi thơm hấp dẫn, thường ăn kèm rau thơm, chanh và được dùng cùng cơm. Ngoài masgouf, một số món ăn phổ biến ở Iraq có thể kể tới kebab (thịt xiên nướng), faladel (đậu gà chiên), kofta (thịt viên Iraq).
8. Iraq có tổng cộng bao nhiêu di sản được công nhận?
-
icon
3
-
icon
4
-
icon
5
Câu trả lời đúng là đáp án C: Iraq chấp nhận Công ước Di sản thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 1974, và từ đó các di tích đủ điều kiện để được UNESCO công nhận. Tính đến hết năm 2017, Iraq có tổng cộng 5 di sản được công nhận. Địa điểm đầu tiên ở Iraq được công nhận là Hatra, được ghi vào danh sách tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Paris, Pháp vào năm 1985. Ashur (Qal'at Sherqat) được ghi vào năm 2003 như là địa điểm thứ hai, theo sau là Thành phố khảo cổ Samarra năm 2007. Thành cổ Arbil và Ahwar Nam Iraq lần lượt được thêm vào danh sách trong năm 2014 và 2016. Ahwar Nam Iraq cũng là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Iraq. Tính đến hết năm 2017, ba trong số năm di sản được đặt trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO. Ashur (Qal'at Sherqat) được thêm vào danh sách vào năm 2003, cùng với năm nó được công nhận Di sản thế giới, do lo ngại rằng về dự án xây dựng đập có thể nhấn chìm một phần khu vực; trong khi dự án đã bị gác lại, địa điểm này vẫn nằm trong danh sách do thiếu sự bảo vệ. Tương tự, thành phố khảo cổ Samarra đã được đưa vào danh sách cùng với việc đưa vào danh sách bị đe dọa vào năm 2007 vì chính quyền đã không thể quản lý và bảo tồn được địa điểm này kể từ cuộc Chiến tranh Iraq. Hatra đã được ghi vào danh sách bị đe dọa vào năm 2015 do việc bị phá hủy bởi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant.
9. Hệ thống chữ viết cổ nhất trên thế giới được phát triển tại Iraq cách đây khoảng bao nghìn năm?
-
icon
Khoảng 3,200 năm
-
icon
Khoảng 3,300 năm
-
icon
Khoảng 3,400 năm
Câu trả lời đúng là đáp án B: Hệ thống chữ viết cổ nhất trên thế giới được phát triển tại Iraq cách đây khoảng 3,200 năm và được gọi bằng cái tên cuneiform (chữ hình nêm). Điểm đặc biệt là thay vì sử dụng chữ cái abc, hệ thống chữ viết này sử dụng khoảng 600 ký hiệu.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm