Tháng 8/2021:

Thanh khoản HoSE lập kỷ lục, vốn hoá tăng hơn 4 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tháng 8/2021, thị trường chứng khoán (TTCK) trải qua nhiều biến động, thanh khoản lập kỷ lục mới. VN-Index có cú rơi 45 điểm, sau đó tiếp đà giảm thủng mốc 1.300 điểm. Tuy nhiên, cũng từ vùng đáy tháng 8, chỉ số đã phục hồi hơn 30 điểm, 3 phiên cuối tháng tăng liên tiếp.  

Tháng 8/2021, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm ngặt hơn tại nhiều địa phương, nhà đầu tư giữ tâm lý khá thận trọng. Thị trường chứng khoán biến động mạnh trong tháng 8, khi VN-Index phục hồi từ mức đáy tháng 7 lên 1.370 điểm trước khi điều chỉnh trở lại và chốt phiên 30/08 ở mức 1.328 điểm (+1,4% so với cuối tháng 7).

Thanh khoản tăng mạnh trong tháng 8 khi định giá thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn tăng 15,3% so với tháng trước lên 30.177 tỷ đồng/phiên. Tính đến 31/8, vốn hoá sàn HoSE đạt hơn 5 triệu tỷ đồng, tăng gần 92.700 tỷ đồng (hơn 4 tỷ USD) so với cuối tháng 7.

Thanh khoản HoSE lập kỷ lục, vốn hoá tăng hơn 4 tỷ USD ảnh 1

SSI là mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index trong tháng 8/2021, theo sau là DPM, VJC

Thanh khoản bình quân tăng mạnh, có sự đóng góp của phiên 20/8 - hơn 48.620 tỷ đồng (2,1 tỷ USD). Đây cũng là phiên giá trị giao dịch cao nhất từ trước đến nay, thanh khoản HoSE lập kỷ lục - gần 38.500 tỷ đồng, khi nhà đầu tư liên tục bán tháo, bắt đáy lúc thị trường lao dốc. Sau đó, cùng với đà hồi phục của VN-Index, thị trường cũng xuất hiện trở lại những phiên thanh khoản tỷ USD.


Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh kinh tế mang nhiều gam trầm. Theo đó, cơ hội đầu tư trên TTCK được dự báo sẽ khó khăn hơn, bước vào thời kỳ “đãi cát tìm vàng”.

Trong báo cáo mới đây của CTCK VNDirect, nhóm phân tích hạ mức dự báo tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu năm 2021 của các công ty niêm yết trên HoSE xuống 26% (so với dự báo trước đó là 30%) do triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi làn sóng dịch bệnh hiện tại.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tháng 9 dự báo được hỗ trợ bởi một số yếu tố tích cực, trong đó có tình trạng dịch bệnh được kiểm soát nhờ các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt và đẩy mạnh tiêm chủng (tỷ lệ tiêm chủng đạt 17,4% tại ngày 29/8). Thanh khoản tăng mạnh trở lại trong tháng 8, cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào thị trường khi có cơ hội, và định giá hiện tại của TTCK Việt Nam đã về mức hấp dẫn hơn.

Chuyên gia kỳ vọng, VN-Index sẽ phục hồi trong tháng 9 và dao động trong khoảng 1.280-1.380 điểm. Vùng 1.280 -1.300 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số trong tháng 9.

Dòng tiền quay lại cổ phiếu lớn trước kỳ nghỉ lễ

Kết phiên 1/9 trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index tăng 0,24%, đóng cửa ở mức 1.334,65 điểm. Đây là phiên thứ 4 chỉ số tăng liên tiếp. Giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 24.119 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 29.028 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên liền trước. Dòng tiền quay lại cổ phiếu lớn rổ VN30 giúp thị trường giữ vững đà tăng trước kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh.

Dòng tiền cũng quay lại nhóm ngân hàng. Theo số liệu từ FiinGroup, tỷ trọng giá trị giao dịch cổ phiếu ngân hàng phiên hôm qua đạt 14,48% giá trị giao dịch trên HoSE, giúp cải thiện thanh khoản thị trường. Tỷ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 đã tăng hơn 10% so với phiên trước đó, chiếm 48,01% HoSE.

VN30 chiếm 75% tỷ trọng vốn hóa của HoSE, kỳ vọng khi nhóm này giao dịch sôi động trở lại, sẽ hỗ trợ tâm lý thị trường. Ngược lại, nếu không có sự tham gia của các cổ phiếu lớn, thị trường vẫn trong vùng khó khan, chưa thể bứt phá mạnh.

Khối ngoại bán ròng hơn 616 tỷ đồng, tập trung vào MSN, VHM. Cổ phiếu VHM vẫn là câu chuyện VIC và KKR bán ra tổng cộng gần 140 triệu cổ phiếu. Ngày 1/9, khối ngoại bán ròng 2,7 triệu VHM. Kết phiên, VHM tăng nhẹ 0,56% với tin hỗ trợ là công ty đã có ngày chốt quyền trả cổ tức 15% tiền mặt, 30% cổ phiếu vào 16/9.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.