Thanh Hóa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 17/3, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 882 phê duyệt Phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đối với tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn: Tuyển sinh 11 lớp chuyên với tổng số 385 học sinh. Trong đó: Chuyên: Toán, Tiếng Anh: Mỗi môn 2 lớp; Chuyên: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Mỗi môn 1 lớp. Học sinh đủ điều kiện đăng ký thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn thì chỉ được đăng ký tối đa 1 nguyện vọng dự thi vào 1 lớp chuyên cụ thể. Trong thời gian đăng ký dự thi, thí sinh được 1 lần thay đổi nguyện vọng trước ngày thi theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá tổ chức riêng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 riêng cho Trường THPT chuyên Lam Sơn. Mỗi thí sinh phải làm 3 bài thi môn chung (Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh) và 1 bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đăng ký. Thời gian làm bài các môn chung: 120 phút đối với môn Ngữ văn và Toán; 60 phút đối với môn Tiếng Anh; các môn chuyên: 150 phút. Tất cả các bài thi thực hiện theo hình thức tự luận. Riêng bài thi môn Tiếng Anh chuyên thi thêm kỹ năng nghe. Bài thi môn Tin học thi bằng hình thức lập trình trên máy tính. Bài thi môn chung tính hệ số 1; bài thi môn chuyên tính hệ số 2. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS hiện hành; chủ yếu ở chương trình lớp 9.

Ngày thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn là vào 26, 27/5/2023; thời gian xét tuyển trước ngày 8/6/2023.

Thanh Hóa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT ảnh 1

Một giờ học của thầy và trò Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hoá

Đối với tuyển sinh lớp 10 THPT công lập: Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng, gọi là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 vào các trường THPT công lập tại huyện, thị xã, thành phố nơi học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc tại địa phương khác phù hợp với điều kiện sinh sống và năng lực học tập của học sinh. Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 2 vào các trường trên cùng địa bàn huyện, thị, thành phố với nguyện vọng 1. Trong thời gian đăng ký dự thi, thí sinh được 1 lần thay đổi nguyện vọng trước ngày thi theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 riêng cho các trường THPT công lập. Mỗi thí sinh làm 3 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Thời gian làm bài: 120 phút đối với môn Ngữ văn và Toán; 60 phút đối với môn Tiếng Anh. Tất cả các bài thi thực hiện theo hình thức tự luận. Điểm bài thi Toán và Ngữ văn tính hệ số 2, điểm bài thi môn Tiếng Anh tính hệ số 1. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS hiện hành; chủ yếu ở chương trình lớp 9. Ngày thi: 9,10/6/2023. Thời gian hoàn thành xét trúng tuyển trước ngày 31/7/2023.

Đối với tuyển sinh lớp 10 THPT Dân tộc nội trú: Ngoài những nội dung giống với tuyển sinh lớp 10 THPT công lập về phương thức tuyển sinh; bài thi; môn thi; hình thức thi; thời gian làm bài; hệ số điểm bài thi; đề thi; ngày thi, lịch thi; điểm ưu tiên; điểm xét tuyển; điều kiện xét tuyển thì công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT Dân tộc nội trú có những quy định riêng về đối tượng, điều kiện dự tuyển. Thí sinh dự thi vào các trường THPT Dân tộc nội trú được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng.

Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngoài công lập: Các trường THPT ngoài công lập không được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng; phải xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Sở Giáo dục và đào tạo phê duyệt ngay sau khi được UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2023-2024. Trong đó, ưu tiên xét tuyển thí sinh tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức. Đối với những trường liên cấp ngoài công lập thì ưu tiên xét tuyển học sinh lớp 9 THCS của trường, có đủ điều kiện và nguyện vọng đăng ký xét tuyển học lớp 10 THPT tại trường đó. Thời gian hoàn thành xét tuyển: Trước ngày 15/8.

MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.