Thâm nhập nhà trẻ chui

Không có tiền, nhiều phụ huynh đành gửi con vào những điểm giữ trẻ tại gia không đạt chuẩn. Ảnh chụp tại một điểm giữ trẻ không phép tại đường số 6, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM
Không có tiền, nhiều phụ huynh đành gửi con vào những điểm giữ trẻ tại gia không đạt chuẩn. Ảnh chụp tại một điểm giữ trẻ không phép tại đường số 6, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM
TP - Không có hộ khẩu, không có tiền để gửi con vào các nhà trẻ hợp pháp đầy đủ tiện nghi, hàng nghìn lao động nghèo là dân nhập cư, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đã nhắm mắt đưa con vào những nhà trẻ không phép.

 >> Cô giáo nhốt trẻ vào thang máy xin tha thứ
 >> Mẹ cháu bé bị thang máy cuốn hoảng loạn
 >> Trẻ bốn tuổi suýt chết vì bị cô giáo nhốt trong thang máy

Không có tiền, nhiều phụ huynh đành gửi con vào những điểm giữ trẻ tại gia không đạt chuẩn. Ảnh chụp tại một điểm giữ trẻ không phép tại đường số 6, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM
Không có tiền, nhiều phụ huynh đành gửi con vào những điểm giữ trẻ tại gia không đạt chuẩn. Ảnh chụp tại một điểm giữ trẻ không phép tại đường số 6, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM.

Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi, trong vai những ông bố làm công nhân, lang thang trên đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7- nơi có hàng chục khu nhà trọ dành cho hàng nghìn công nhân đang làm việc tại Khu Chế xuất Tân Thuận.

Tiệm tạp hóa kiêm điểm trông trẻ

Trong con hẻm nối ra khu chế xuất trên đường Bùi Văn Ba, một ngôi nhà xập xệ bên ngoài dành để bán hàng tạp hóa nhưng phía bên trong là nơi trông giữ trên 10 trẻ, được nói là con công nhân và dân lao động nghèo.

“Ở đây có nhận trẻ nữa không?”- tôi hỏi. “Nơi đây nhận hết, trẻ từ 11 tháng tuổi trở lên. Ngày ăn ba bữa, sáng- trưa và xế với giá 800.000 đồng/tháng”- người giữ trẻ tên Hồng trả lời. Chị Hồng tiếp: “Ở đây tôi lấy giá rẻ vì toàn con em công nhân mà”.

Điều dễ nhận thấy về những nơi chúng tôi lui tới: chẳng chỗ nào có người giữ trẻ được đào tạo chuyên nghiệp. Và nếu có hỏi giấy phép hành nghề trông giữ trẻ thì tất cả đều cười trừ. Có người còn “tặng” chúng tôi câu nói đầy ý nhị: “nghèo mà bày đặt chảnh”. 

Bên trong căn phòng khoảng 15 m2, được lát gạch nhem nhúa, chỉ tòn ten vài ba thứ đồ chơi cũ rích. Nói chuyện với chúng tôi nhưng thi thoảng có khách hàng ghé mua đồ tạp hóa, chị Hồng lại bỏ mấy đứa trẻ chạy ra bán.

Tại các khu dân cư ở khu vực xung quanh khu chế xuất Linh Trung, hàng chục điểm giữ trẻ nằm len lỏi trong các con hẻm. Dừng tại đường số 1, số 4, số 6…ở phường Linh Xuân mới thấy được nhu cầu giữ trẻ của các đôi vợ chồng công nhân lớn như thế nào.

Khi ghé lại một quán tạp hóa nằm sâu trong đường số 6, phường Linh Xuân, đập vào mắt chúng tôi là dòng chữ “nhận giữ trẻ” trên tường. Chúng tôi hỏi nơi giữ trẻ cho con, người phụ nữ bán hàng tại đây bỗ bã: “Chị giữ chứ ai giữ nữa! Vừa bán hàng, vừa trông chứ sao đâu. Trước đây chị giữ hai đứa nhưng ba mẹ nó mới đưa về quê rồi. Chị giữ thì như con cháu trong nhà thôi, nó ăn cơm với gia đình chị, một tháng 700 ngàn đồng tiền công”.

Buổi chiều, chúng tôi tìm đến điểm giữ trẻ V.A. thì được người chủ cho biết chưa thể nhận thêm trẻ. “Đợi tuần sau đi em, tuần này mới nhận một bé mà hết hồ sơ nên em đợi tuần sau nhé!”- người chủ trấn an.

Khi hỏi về giá cả thì người này cho biết: “Nếu trẻ hai tuổi, tháng đầu gửi chị 900 ngàn đồng tiền công, các tháng tiếp theo 700 ngàn. Mỗi ngày chị cho ăn ba bữa: sáng, trưa và xế”. Đối diện đường số 1, nhiều nơi giữ trẻ cũng mọc lên nhưng khi chúng tôi đến hỏi thì đều nhận được cái lắc đầu vì đông quá rồi.

Xung quanh các khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tân Tạo… nơi hàng ngàn công nhân ở trọ, mật độ những điểm giữ trẻ gia đình, nhóm trẻ tư thục càng dày đặc. Ở khu vực đường Võ Văn Vân, đường Quách Điêu, đường Nguyễn Thị Tú (Bình Chánh), Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B (Bình Tân)… “dày tréo” các nhóm trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình với giá giữ trẻ từ 600 đến 900 ngàn đồng/trẻ/tháng tùy theo lứa tuổi. Nhiều nơi còn trưng biển quảng cáo khá hấp dẫn: “vừa giữ trẻ vừa rèn chữ đẹp”, “vừa giữ trẻ vừa dạy kèm”…

Tại khu vực quận Gò Vấp, nơi các nhà giữ trẻ “chui” được xem rất đông đảo, bởi dân nhập cư nhiều nhưng sau vụ một trẻ tử vong vì bị cô giáo dán băng keo hồi năm 2008 nên những biển quảng cáo “nhận giữ trẻ tại gia” gần như không còn. Tuy nhiên, trong các con hẻm, các điểm giữ trẻ tại gia vẫn nhan nhản mọc lên.

Chúng tôi ghé vào con hẻm trên đường Nguyễn Oanh, chủ một nhóm trẻ tại gia cho biết nơi đây chỉ nhận trẻ em từ 12 tháng tuổi đến ba tuổi. “Tụi em giữ trẻ từ sáu giờ sáng đến năm giờ chiều với giá 700 ngàn đồng/tháng. Nếu anh muốn giữ thêm trẻ sau năm giờ thì đóng thêm tụi em 200 ngàn đồng nữa”- chủ cơ sở này nói.

10m2 và 20 trẻ

Điều dễ nhận thấy ở những nơi giữ trẻ chui: không nơi nào có cơ sở vật chất đúng nghĩa là một nơi giữ trẻ. Mọi nơi, thậm chí là quán cơm, quán nước... đều được tận dụng làm nơi sinh hoạt của trẻ.

Vừa mới nghỉ làm công nhân cho công ty Shanghungchen ở ấp An Bình, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, chị Cúc nhanh chóng chuyển sang bán hàng nước giải khát. Mới đây thấy nhu cầu các anh em công nhân có con không biết gửi nơi đâu, chị Cúc nhận kiêm luôn giữ trẻ tại gia kiếm thêm thu nhập.

Trong căn phòng trọ ẩm thấp chưa tới 15m2, hành lang được tận dụng để bán nước giải khát, là nơi vui chơi, ăn uống của sáu trẻ nhỏ từ 10 tháng đến ba tuổi. Chị Cúc cho hay, mỗi tháng chỉ lấy tiền công 300-400 nghìn đồng/trẻ.

Tại Khu công nghiệp Sóng Thần ở huyện Dĩ An, những nhà trẻ kiểu như của chị Cúc nhan nhản. Nhiều nhà giữ trẻ nhưng thực chất là quán cơm, tiệm tạp hóa. Tại khu trọ ở phường Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, thấy lượng công nhân đông, không có tiền gửi con đến các nhà trẻ đúng nghĩa, nhiều người đã xây phòng trọ rồi tập hợp người nhà giữ trẻ kiếm tiền.

Có mặt tại một nhà giữ trẻ tại gia ở phường này, chúng tôi chứng kiến căn phòng hơn 30m2 nhưng có đến gần 50 cháu. Đến giờ, cháu ăn, cháu khóc, thậm chí xí bậy luôn ra nhà.

Tại đường số 6, phường Linh Xuân, nhà bà H. lâu nay “nổi tiếng” với việc giữ trẻ. Khi chúng tôi đến nhà thì 10 đứa trẻ từ một đến hai tuổi, bé thì khóc, bé thì đu lên lan can, mình mẩy tèm lem. Nơi giữ trẻ của nhà bà H. là hành lang trước nhà rộng chừng 6m2. Để ngăn trẻ ra ngoài đường, bà dùng những thanh gỗ rào ngăn trước hiên nhà. Mọi sinh hoạt của các cháu đều diễn ra vỏn vẹn trong hành lang trước nhà.

Ngay trước nơi “giam giữ” các cháu là các xô nước để sẵn dưới lòng đường dùng để rửa chén bát sau khi cho các cháu ăn, và đây cũng là nơi giặt khăn lau của các cháu. Thấy chúng tôi ghé lại, bà đon đả: “Gửi trẻ hả cháu! Cô đang giữ cả chục đứa nè! Ở đây giá cả “công nhân” lắm, 500 ngàn đồng một đứa thôi. Nếu buổi chiều cháu đón muộn thì cô lấy thêm 50 ngàn nữa. Mấy đứa ở đây, cha mẹ đều là công nhân hết”.

Phía ngoài điểm giữ trẻ của bà M. trên đường Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh là một quán cơm khá đông khách. Trong căn phòng khách rộng hơn 10 m2 nhưng có tới hơn 20 bé đang ngồi vịn vào tường, lăn lê bò toài. Trẻ đến đây chỉ được chủ nhà giữ không cho ra ngoài đường, cho ăn mà thôi.

Điều dễ nhận thấy về những nơi chúng tôi lui tới: chẳng chỗ nào có người giữ trẻ được đào tạo chuyên nghiệp. Và nếu có hỏi giấy phép hành nghề trông giữ trẻ thì tất cả đều cười trừ. Có người còn “tặng” chúng tôi câu nói đầy ý nhị: “nghèo mà bày đặt chảnh”.

MỚI - NÓNG
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
TPO - Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước nhà với tà áo dài đầy thướt tha. Hoa hậu chọn cho mình mẫu áo dài hồng nhạt đồng nhất với màu ngọc trai trên vương miện. Đây cũng là dịp để Hoa hậu Quốc tế 2024 quảng bá vẻ đẹp của người con gái Việt trong tà áo dài với khán giả trong nước và quốc tế.