Thu hút tiền hụi bằng lãi suất cao
Gần đây, hàng chục hộ dân khác ở thôn Đục Sơn (xã Hương Khê) có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh ông Nguyễn Văn Lăng và vợ là Phạm Thị Tâm (trú cùng xã Hương Khê) chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chơi hụi.
Nắm bắt được những hộ dân này đều là những tiểu thương kinh doanh tại chợ có điều kiện kinh tế khá, vợ chồng Lăng Tâm - cùng là tiểu thương có tiếng nên được tin tưởng đứng ra làm “nhà cái” và thu tiền. Theo đó, người chơi thống nhất đóng tiền cho nhà cái đủ 12 tháng sẽ lấy gốc và lãi về. Mỗi “công họ” được chia ra các mức đóng khác nhau. Mức 10 triệu một tháng thì mỗi tháng được lãi 2 triệu; mức 5 triệu thì mỗi tháng lãi 1 triệu (mức lãi lên đến 20% một tháng).
Bởi thế, hàng chục người đăng ký tham gia chơi với “nhà cái” Lăng Tâm từ rất sớm (tháng 2/2017). Cho đến tháng 4/2018, người chơi đồng loạt dừng chơi khi biết tin nhà cái không trả tiền cho mọi người. Theo tính toán của những người tham gia, số tiền gốc mà nhà cái Lăng Tâm đã thu gom lên đến hàng tỷ đồng, chưa kể tiền lãi theo thỏa thuận.
Năm 2006, bằng thủ đoạn lập ra Cty cổ phần Thực phẩm Hà Anh, Giám đốc Cty này sử dụng con dấu để lập nên các bản hợp đồng khống. Lợi dụng quan hệ thân tình, trong làng, ngoài xóm cũng lời hứa hẹn chia phần trăm lợi nhuận, tính lãi cao theo ngày… để lôi kéo nhiều người huy động gom tiền. Đến khi số tiền tăng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, người dân mới phát hiện mình bị lừa. Số tiền này là tiền tích cóp từ vốn buôn bán làm ăn và vay mượn từ người thân và ngân hàng, thậm chí có người gom họ trả lãi từ nhiều người khác để đóng cho đối tượng này. Sau đó, hàng chục hộ dân ở đây đã đồng loạt làm đơn kêu cứu lên cơ quan chức năng, trong đó có Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội và Viện KSND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sự việc kéo dài từ năm 2014 đến nay vẫn chưa được xử lý.
Nhen nhóm “cơn bão” vỡ hụi
“Từ khi không nhận được tiền, đòi hụi, sau nhiều lần trốn tránh, hứa hẹn không trả, gia đình nhà cái Lăng Tâm vẫn nhởn nhơ ăn chơi, ung dung tự đắc, thậm chí còn thách thức... Bởi thế, đến tháng 8/2018 chúng tôi buộc phải làm đơn nhờ cơ quan công an vào cuộc. Tuy nhiên, từ khi có đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được câu trả lời nào”, chị Trịnh Thị Én - một trong những người có đơn bức xúc.
Ông Trần Xuân Viết, Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết: UBND huyện đã nhận được đơn tố cáo của các hộ dân thôn Đục Sơn (xã Hương Khê) và đã chuyển đơn qua Công an huyện để điều tra, có căn cứ trả lời công dân.
Theo ông Viết, cách đây mấy năm cũng đã từng có một vụ tương tự xảy ra mà người “cầm cái” nguyên là cán bộ huyện. Người này đã bỏ trốn biệt tăm, hiện nay cơ quan Công an cũng chưa thể khởi tố vì không thể tìm được tung tích. Ông Nguyễn Như Nghiêm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức thông tin, đối tượng đã có lời khai thừa nhận việc huy động tiền hụi. Tuy nhiên, vụ án đã được Cơ quan Công an gia hạn điều tra thêm hai tháng do có nhiều tình tiết phức tạp cần làm rõ như: Giám định chữ ký, làm rõ việc dùng tiền huy động làm gì, có dấu hiệu gian dối, lạm dụng vốn… “Đây là trách nhiệm của Cơ quan Điều tra. Hết thời hạn 4 tháng Cơ quan điều tra sẽ có kết luận cụ thể. Do vụ án chưa khởi tố, đang trong thời gian xác minh đơn tố giác nên cơ quan tố tụng chưa thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn” - ông Nghiêm nói. Ông Nghiêm cho hay, vấn đề chơi hụi, vỡ hụi đang là vấn đề nóng và bức xúc không riêng ở Mỹ Đức mà còn xảy ra trên toàn quốc đã được cảnh báo rất nhiều từ những năm 1990, đến nay vỡ hui lại quay trở lại.
Ông Nguyễn Như Nghiêm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức cho biết, pháp luật chưa có quy định điều chỉnh về chơi hụi. Bản chất chơi hụi là hùn tiền để giúp đỡ nhau có nguồn vốn để kinh doanh, trang trải cuộc sống, pháp luật không cấm. Nhưng trong quá trình chơi, nhiều người lợi dụng, biến tướng trở thành tiêu cực, tập trung chủ yếu là những người hám tiền (đóng hụi có lãi suất cao), mất cảnh giác.