TP - Tại Nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, quan điểm Bộ GD&ĐT viết một bộ sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới lại được đưa ra. Đây là vấn đề gây tranh cãi từ khi Đoàn giám sát Quốc hội báo cáo kết quả giám sát chương trình giáo dục, SGK mới và có đề xuất này.
TP - Tổng vốn của Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT thực hiện là 80 triệu USD,gồm 77 triệu USD vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Kinh phí để thẩm định sách giáo khoa lớp 1 là bao nhiêu?
TPO - Bộ GD&ĐT vừa khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sách sẽ được áp dụng dạy học trong năm 2021-2022.
TP - Ông Đặng Ngọc Quang, Chủ biên chương trình môn Giáo dục Thể chất khẳng định việc có sách giáo khoa (SGK) môn thể dục là đương nhiên khi đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng không nhất thiết phải có SGK môn học này.
TP - Sau 2 vòng thẩm định, đến thời điểm này có 11 bản thảo SGK bị loại. Một số tác giả cho rằng, hội đồng thẩm định nhận xét vụn vặt, hình thức, cứng nhắc. Các thành viên trong hội đồng khẳng định, dựa vào tiêu chí đánh giá hoàn toàn cởi mở với sự sáng tạo của tác giả.
TP - Bộ sách công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại gồm 3 môn: Toán 1, Tiếng Việt 1 và Đạo Đức 1, trong đó, bản thảo 2 môn Toán và Tiếng Việt đã bị hội đồng thẩm định loại từ vòng 1. Bản thảo môn Đạo đức 1 đi tiếp vòng 2 nhưng đến giờ cũng chính thức bị loại.
TP - PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào - người từng từ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) năm 2001 vì không đồng tình với cách làm vội vàng, gấp gáp trong khi chưa chuẩn bị kỹ càng để đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT hồi đó, nêu quan điểm việc thẩm định sách giáo khoa.
TP - Liên quan đến phản ứng của GS Hồ Ngọc Đại khi SGK Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục được dạy 40 năm nay tại gần 50 tỉnh thành mới đây bị hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá “không đạt”, các chuyên gia chỉ ra nhiều lý do, trong đó cơ bản nhất là GS vẫn giữ y nguyên như chương trình hiện hành, không bám theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
TP - Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình 2018), từ năm học 2020-2021, Bộ GD&ÐT chính thức thay sách giáo khoa (SGK) đối với học sinh lớp 1 trên toàn quốc.