> Mẹ có thể hấp thu hết dưỡng chất của thai nhi?
Nghiêm trọng nhất trong số đó là khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống, bệnh tim, hở vòm miệng và môi…
Mục đích của cuộc nghiên cứu
Tiến sỹ Judith Rankin, tác giả của cuộc nghiên cứu, đồng thời cũng là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle, Anh cho biết: “Dị tật bẩm sinh thai nhi rất ít khi xảy ra, chỉ từ 2 – 4 % số trường hợp có thai. Tuy nhiên, ở những phụ nữ béo phì, con số này thường cao hơn”. Bà Judith nói thêm: “Mục đích của việc công bố đánh giá này nhằm cảnh báo những phụ nữ béo – những người thường có cơ thể không khỏe mạnh, trước khi có ý định mang thai hãy tiến hành giảm cân để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con trong suốt thời kì mang thai cũng như lúc sinh nở”.
Tiến sĩ Rankin cùng các đồng nghiệp của bà đã chọn lọc các tài liệu y khoa, tổng hợp kết quả của 18 nghiên cứu và xem xét kết quả của 39 nghiên cứu khác để xác định mối liên quan giữa béo phì và dị tật bẩm sinh của thai nhi. Và quả thực, mối liên quan đó tồn tại một cách mạnh mẽ.
Tiến sĩ Rankin tiến hành cuộc nghiên cứu này vì sự gia tăng nhanh chóng của số phụ nữ béo phì đang trong độ tuổi sinh đẻ. Tại Mỹ, 1/3 số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên bị béo phì. Tác giả cuộc nghiên cứu tin chắc rằng con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Kết quả nghiên cứu
Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Cụ thể:
- Nguy cơ thai nhi nứt đốt sống cao hơn hai lần nếu mẹ béo phì và nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh cao gấp gần hai lần
- Nguy cơ thai nhi khuyết tật tim mạch cao hơn 30%
- Nguy cơ thai nhi bị sứt môi và hở vòm miệng cao hơn 20%
- Nguy cơ thai nhi bị não úng thủy (việc tích tụ bất thường của các chất lỏng trong não) cao hơn 60%
- Nguy cơ thai nhi giảm chi (thiếu chi, mất chi) bất thường cao hơn 30%
Chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa chung về thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu sử dụng chỉ số được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - chỉ số BMI. Theo đó, người có BMI lớn hơn hoặc bằng 25 bị thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì. “Vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định mối liên hệ giữa trọng lượng dư thừa của các bà mẹ và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi”, Tiến sỹ Rankin nói.
Giải thích mối liên hệ
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác tuyệt đối về mối liên hệ giữa béo phì và sự tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, họ cho rằng điều đó có thể được giải thích một cách hợp lý như sau:
Bệnh tiểu đường đã được chứng minh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong khi đó, phụ nữ béo phì có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, mẹ béo phì (có thể mắc bệnh tiểu đường mà chưa được chẩn đoán) có thể khiến thai nhi bị dị tật.
Phụ nữ béo phì thường bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt bị suy giảm lượng Folate – một chất quan trọng để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Lời khuyên
Những người phụ nữ béo phì, thừa cân nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng từ lượng mỡ thừa trong cơ thể đến con cái sau này. Tốt hơn hết, bạn nên có được một cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai.
Trong quá trình mang thai, việc tăng cân có thể xảy ra với người mẹ. Bạn tuyệt đối không nên giảm cân. Thay vào đó, hãy áp dụng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý với những thức ăn tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Phương Vy
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: tuvangiamcan.vn
Email: tuvan@tuvangiamcan.vn
Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội