Trong quá trình nghiên cứu thị trường, nhận thấy lợi thế nguồn dược liệu dân gian của Việt Nam có nhiều điểm đặc trưng mà nhiều nước trên thế giới không có, Sao Thái Dương đã bắt đầu cuộc hành trình gia nhập thị trường của những thương hiệu quốc tế. Cũng từ đây Sao Thái Dương cũng đã xác định rất rõ ràng là phải có chiến lược bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Hãy cùng xem những chia sẻ của Thạc sĩ dược học Nguyễn Thị Hương Liên - đồng sáng lập Sao Thái Dương về quá trình đưa sản phẩm của công ty gia nhập với thị trường quốc tế ở bài viết dưới đây.
Cùng điểm qua một chút thông tin về Thạc sĩ dược học Nguyễn Thị Hương Liên
Năm 1994, Dược sĩ Nguyễn Thị Hương Liên tốt nghiệp dược sĩ cao cấp tại trường Đại học Dược Hà Nội
Năm 2000, Dược sĩ Hương Liên cùng với chồng là Nguyễn Hữu Thắng đã thành lập công ty cổ phần Sao Thái Dương.
Năm 2002, tốt nghiệp Thạc sĩ dược học.
Năm 2017, Thạc sĩ dược học Nguyễn Thị Hương Liên lọt top 50 Nữ Lãnh Đạo Quốc Tế do Women Leaders Forum bình chọn.
Năm 2020, được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Khoa học công nghệ Việt Nam.
Facebook: https://www.facebook.com/
PV: Chị hãy chia sẻ một chút về ý tưởng chuyển những nồi nước gội đầu truyền thống sang sản phẩm dầu gội Dược liệu Thái Dương?
Từ hồi học ở trong trường chị đã ấp ủ giấc mơ chuyển nồi lá gội đầu truyền thống bước vào sản xuất công nghiệp để tất cả mọi người trên cả nước đều có thể sử dụng. Chị muốn giúp những người phụ nữ không cần phải mất công đi tìm những loại lá khác nhau mà vẫn có thể được hưởng cảm giác nhẹ nhàng thư thái của nồi nước đậm mùi tinh dầu truyền thống.
Tuy nhiên muốn đưa những nồi nước lá đã quá quen thuộc với bao thế hệ người Việt sang quy mô công nghiệp quả thực không hề dễ dàng.
Cái khó đầu tiên được chị nhắc đến là vào những năm 2000, Khi thành lập công ty Sao Thái Dương, ban quản lý công ty đã lựa chọn dầu gội đầu thảo dược là một trong những dòng sản phẩm đầu tiên của công ty, từ đây toàn bộ công ty phải học cách “Dùng công nghệ bào chế hiện đại trên dược liệu truyền thống”. Tuy nhiên vào thời điểm đó đã có nhiều thương hiệu quốc tế đã bắt đầu chiếm lĩnh hầu hết thị trường Việt Nam về sữa tắm, dầu gội, nước hoa… Người dân cũng dần dần quen với các sản phẩm của họ và từ từ bỏ thói quen quen dùng thảo dược tự nhiên.
Mặt khác, dù Việt Nam có sẵn nguồn dược liệu phong phú với hàng ngàn loài có các hương liệu khác nhau tuy nhiên việc kết hợp giữa hiện đại và truyền thống để tạo ra một sản phẩm khác biệt lại rất khó.
Theo chị Hương Liên chia sẻ, dù cả chị và chồng là dược sĩ Nguyễn Hữu Thắng có nhiều kiến thức về dược liệu và dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu công thức để đun một nồi nước gội đầu nhưng “lúc làm sản phẩm này chật vật lắm”. Thời điểm ban đầu, chị phải loay hoay tìm phương án tối ưu cho sản phẩm dầu gội đầu. Trong quá trình học ở trên trường, chị biết rằng trong công thức của dầu gội thường có chất tạo bọt và chất hoạt động bề mặt, nếu cho thêm hai loại chất này từ bên ngoài vào thì công thức dầu gội sẽ rất nhanh chóng hoàn thành.
Tuy nhiên, để có được một sản phẩm “thực sự từ thiên nhiên”, chị quyết định không dùng những nguyên liệu tổng hợp này mà cố gắng tìm những thảo dược sở hữu khả năng tạo bọt, chứa các chất hoạt động bề mặt. Sau khi hoàn thành sản phẩm, chị đã đem dầu gội dược liệu mà chị ngày đêm sản xuất ra thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả cũng như tính an toàn cho người sử dụng tại Khoa Da liễu, bệnh viên Quân Y 103.
Vấn đề đau đầu nhất mà chị gặp phải là gì?
Dươc sĩ Hương Liên chia sẻ: “Đó là vấn đề tạo bọt, vì nó mà cả nhóm R&D của Sao Thái Dương phải thử nghiệm đi, thử nghiệm lại không biết bao nhiêu lần.”
“Lâu nay, mọi người dùng dầu gội của các hãng phổ biến đã quá quen với gội đầu nhiều bọt rồi” trong khi “dầu gội của mình tạo bọt rất kém, thành ra đưa ra thị trường không ai muốn dùng cả”
Vậy giải pháp của Sao Thái Dương là gì?
Chị Hương Liên trả lời: Trên thực tế, nhóm R&D đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần mà thấy “vẫn không ổn vì cứ tìm cách làm tăng bọt lên thì lại mất hết cảm giác dễ chịu”, hoặc cứ lúc làm ra thì rất đẹp tuy nhiên trong quá trình lưu mẫu lại xảy ra vấn đề. Đến bây giờ khi nhớ lại quãng thời điểm đó, chị Liên cũng không hiểu nổi điều gì khiến cả bộ phận R&D kiên trì “thử và sai” trong suốt ba, bốn năm trời.
Cảm giác của chị trong khoảng thời gian đó như thế nào?
“Đôi lúc, chị cảm thấy bất lực và muốn buông xuôi, thậm chí có người khác còn khuyên chị bỏ dòng sản phẩm này vì nó quá khó thực hiện. Rút cuộc, niềm tin của một dược sĩ đã giữ chị ở lại. “Trời không phụ lòng người”, cuối cùng chị đã phát hiện ra mấu chốt vấn đề: tìm ra công thức và “điểm cân bằng”: tăng lượng bồ kết, sử dụng dầu cọ làm nền để có được một sản phẩm có bọt vừa phải mà không làm mất hết các ưu điểm và đặc tính tự nhiên của dược liệu.” Chị Liên đáp.
Sao Thái Dương không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm
Chị chia sẻ thêm: “Trên thực tế, việc nghiên cứu điều chỉnh sản phẩm ở Sao Thái Dương là một quá trình diễn ra liên tục, chứ không phải đợi khách hàng phải ánh thì mới điều chỉnh. Công ty sở hữu hơn 100 dược sĩ phụ trách nghiên cứu là những người làm “nghiên cứu bán thời gian”. “Chúng tôi quan niệm người làm R&D không nên chỉ ngồi trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu mà còn phải tìm hiểu nhiều hơn về các công đoạn khác, kể cả nghiên cứu thị trường để hoàn thiện hơn về sản phẩm”, chị Hương Liên nói.
Cho đến nay, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ độc quyền tới 8 sáng chế/giải pháp hữu ích về công thức dược phẩm/mỹ phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên thuần Việt.
1. Năm 2004, Sản phẩm Dầu gió
2. Năm 2007, Chế phẩm kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da có chứa chế phẩm này
3. Năm 2009, Hỗn hợp chiết xuất từ nghệ và dược phẩm chứa hỗn hợp này.
4. Năm 2012, Hỗn hợp làm đẹp da qua đường miệng
5. Năm 2015, Hỗn hợp có tác dụng tăng cường sức khỏe cho nam giới.
6. Năm 2016, Chế phẩm dùng để tăng cường sức khỏe và sinh lý cho phụ nữ.
7. Năm 2016, Chế phẩm dùng để tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, ngăn ngừa và điều trị bệnh u xơ vú và u xơ tử cung.
8. Năm 2019, Hỗn hợp dược liệu chăm sóc tóc, lông và chế phẩm chứa hỗn hợp này.