Tây Nguyên: Báo động trẻ đuối nước

0:00 / 0:00
0:00
Các em nhỏ xã Quảng Hòa (huyện Đắk Song, Đắk Nông) tắm dưới hồ nước
Các em nhỏ xã Quảng Hòa (huyện Đắk Song, Đắk Nông) tắm dưới hồ nước
TP - Hè chưa đến, các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm. Năm 2020, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao nhất cả nước.

Tại Đắk Lắk, 5 tháng đầu năm có tới 31 trẻ bị tử vong do đuối nước (bằng số liệu cả năm 2019 cộng lại). Có gia đình mất cùng lúc 2 người con. Những sự việc đau lòng vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh.

5 tháng 31 trẻ đuối nước

Ngồi thất thần bên di ảnh 2 cậu con trai xấu số, chị L.T.X. (thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) chưa thể chấp nhận sự thật mất con. “Hôm đó, chúng còn theo vợ chồng tôi lên rẫy, vậy mà lúc sau ngoảnh lại đã không còn. Giá như tôi để mắt đến chúng hơn một chút. Tôi ân hận quá”, chị X. dằn vặt. Trước đó (chiều 24/5), vợ chồng chị X. lên rẫy gặt lúa. Do không có người thân trông con, vợ chồng chị đưa 2 cậu con trai (6 tuổi và 4 tuổi) đi cùng. Trong lúc hai vợ chồng làm việc, 2 trẻ ra hồ nước gần đó chơi, không may bị ngã xuống vũng nước sâu. Đến chiều tối cùng ngày, không thấy con đâu, vợ chồng chị hoảng hốt đi tìm, phát hiện các con bị đuối nước dưới hồ.

Cũng cùng lúc mất đi 2 người con, chị N.T.Đ. (thôn 1, xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar) đau đớn nhớ ngày định mệnh 16/5. Chiều hôm ấy, chị đưa 2 con (nữ 12 tuổi, nam 10 tuổi) vào rẫy. Sau đó, 2 chị em ra hồ thủy lợi gần đó chơi, không may trượt chân rơi xuống hồ. Chiều đến không thấy các con quay về, chị Đ. vội vàng đi tìm thì nhận hung tin. Giờ đây, chị Đ. phải tự mình đối mặt với nỗi đau mất con trong sự tiếc nuối muộn màng.

Ba năm qua, Sở LĐTB&XH Đắk Lắk triển khai mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước) tại huyện Ea Kar. Theo đó, hơn 2.000 trẻ được dạy bơi miễn phí. Ea Kar từng là địa phương có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất tỉnh, đến nay đã giảm thiểu được tình trạng trên, minh chứng năm 2020, chỉ ghi nhận 1 trường hợp tử vong do đuối nước. Năm 2021, Sở LĐTB&XH tiếp tục triển khai dự án “Ngôi nhà an toàn” tại huyện Ea Kar và huyện Cư M’gar.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 31 trẻ em tử vong do đuối nước, bằng số lượng trẻ đuối nước của cả năm 2019.

Tại tỉnh Đắk Nông, từ đầu năm 2021 đến nay cũng có nhiều trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước. Mới đây, chiều 2/5, em S.A.Đ (8 tuổi, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) cùng nhóm bạn ra suối chơi, không may bị đuối nước.

Dạy bơi ngăn trẻ đuối nước

Hình ảnh trẻ em tắm ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn không còn xa lạ ở các tỉnh Tây Nguyên. Tháng 4/2021, PV về xã vùng sâu Quảng Hòa (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) công tác, chứng kiến nhóm trẻ dưới 10 tuổi vui đùa trong hồ nước sâu. Không chỉ bơi lội, các em thi nhau ngụp lặn, hay thi nhảy từ trên bờ xuống hồ.

Ông Nguyễn Duy Tuyết, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk) cho biết, đa số trẻ bị đuối nước là do không biết bơi, nhiều phụ huynh thiếu giám sát con. Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh nghỉ học, ở nhà nhiều hơn là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước tăng cao. Theo ông Tuyết, bên cạnh công tác tuyên truyền của các sở, ban ngành, gia đình cần nâng cao nhận thức, quản lý trẻ chặt chẽ hơn nữa.

Để giảm tỉ lệ trẻ em đuối nước, những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Nông đã đưa môn bơi lội vào chương trình dạy học tự chọn của môn thể dục. Giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục đầu tư 10 bể bơi cố định và đều ưu tiên cho các trường tiểu học. Theo đại diện Sở GD&ĐT Đắk Nông, học sinh cấp tiểu học cần được dạy bơi sớm để trang bị các kỹ năng cần thiết để ứng phó khi tình huống nguy hiểm xảy ra. Thời gian tới, sở tiếp tục đầu tư bể bơi cho các trường còn lại và chọn bể bơi di động cho phù hợp với tình hình thực tế.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.