Tàu ngầm Mỹ chạy hết tốc lực đâm vào núi. Điều gì xảy ra?

Tàu ngầm Mỹ chạy hết tốc lực đâm vào núi. Điều gì xảy ra?
TPO - Chiều 8/1/2005, tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco, một tàu thuộc lớp Los Angeles đâm vào một ngọn núi ngầm dưới biển trong khi nó đang di chuyển với tốc độ tối đa. Hầu hết thủy thủ bị thương, một người thiệt mạng. Những người sống sót phải vật lộn để đưa tàu nổi lên.

Khi va chạm, tàu đang chạy ngầm với tốc độ tối đa, khoảng 32-40km/h. Nghe có vẻ không nhanh lắm, nhưng hãy tưởng tượng một con tàu hơn 6.000 tấn đâm vào núi. Cú đâm gây hư hại nghiêm trọng và khiến con tàu chìm xuống đáy biển, một lần nữa gây hư hại các khoang dằn và buồng chứa sonar (thiết bị định vị thủy âm) của con tàu.

Trên tàu có 118 thủy thủ và 12 sỹ quan và trong số này có 98 người bị thương. Trong 98 người này có 80 người bị thương nặng. Thủy thủ Joseph Allen Ashley, 24 tuổi, chết vì bị thương quá nặng.

Thủy thủ đã kéo “cần gà” (thiết bị buộc tàu ngầm nổi lên ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp) khi hai tay anh đều bị gãy. Khi cần gà được kéo, các khoang dằn của tàu ngầm sẽ được lấp đầy bằng khí nén, biến tàu ngầm thành một cái phao và nó sẽ nổi lên mặt nước.

Tàu ngầm Mỹ chạy hết tốc lực đâm vào núi. Điều gì xảy ra? ảnh 1 Mũi tàu vỡ nát

Nhưng tàu San Francisco, theo tường thuật của Business Insider, đã không nổi lên ngay. Quá trình này đã diễn ra trong 60 giây. Nghe có vẻ không mất nhiều thời gian, nhưng trong tình huống khẩn cấp mà bạn đang ở trong một “quan tài thép” ở đáy nước, mỗi giây đều đáng giá ngàn vàng. Và rồi cuối cùng tàu cũng nổi lên.

Sau đó, các kỹ sư máy thủy của tàu cũng khởi động được động cơ diesel dự phòng, dùng nguồn khí thải giữ cho khoang dằn đầy khí, và sau khi sữa chữa tàu tạm thời ở Guam, tàu đã có thể lết về Trân Châu Cảng ở Hawaii.

Một cuộc điều tra sau đó xác định rằng thủy thủ đoàn đã không sử dụng bảng biểu được cập nhật để lên lộ trình cho con tàu. Tuy nhiên, các thiết bị của tàu đã lưu ý về sự hiện diện của “một vùng nước đổi màu”, là chỉ dấu của một ngọn núi ở đáy biển. Trong hệ thống bảng biểu cập nhật đã có vị trí của ngọn núi này, nhưng chỉ huy tàu đã không dùng bảng biểu cập nhật.

Hơn nữa, khi hoạt động ở chế độ tàng hình, các tàu ngầm hải quân Mỹ không sử dụng sonar, và con tàu đang đi quá nhanh so với tốc độ hoạt động hiệu quả của hệ thống sonar bị động của con tàu.

Tuy vậy, con tàu vẫn có thể sửa chữa được. Sau khi được đưa về quân cảng, tàu được thay mũi bằng mũi của tàu USS Honolulu, con tàu bị loại biên cùng năm đó.

MỚI - NÓNG