Tấp nập lễ rước 'ông lợn' ở La Phù

Tấp nập lễ rước 'ông lợn' ở La Phù
TPO - Đến hẹn lại lên, cứ đến đêm 13 tháng Giêng, người dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước các "ông lợn" ra đình để tế Thành Hoàng làng.

Tấp nập lễ rước 'ông lợn' ở La Phù

> Độc đáo lễ Hội chém lợn làng Ném Thượng

TPO - Đến hẹn lại lên, cứ đến đêm 13 tháng Giêng, người dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước các "ông lợn" ra đình để tế Thành Hoàng làng.

Người dân tập trung trang trí cho “ông lợn”. Mỗi “ông” nặng khoảng gần 2 tạ
Người dân tập trung trang trí cho “ông lợn”. Mỗi “ông” nặng khoảng gần 2 tạ.

Theo các cụ già ở La Phù kể lại, tục rước lợn nơi đây bắt nguồn từ việc khao quân của Đức thánh Tam Lang Đại Vương, một lạc tướng thời Hùng Vương, có công đánh giặc Thục. Tục truyền, mỗi khi Đức thánh tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân.

Khi ánh điện, những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng là lúc các xóm nhộn nhịp rước kiệu lợn ra đình.

Theo lệ, xóm nào được vào cung sẽ được đi trước. Một đội rước được sắp xếp tuần tự: Đi đầu là hai lá cờ đại, rồi sau đó là đội nhạc kèn, múa lân. Tiếp theo sẽ là bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi.

Cuối cùng, kiệu của “ông lợn” được khênh bởi những thanh niên trai tráng nhất của làng.

Khoảng 18h, lễ rước bắt đầu, sau đó là lễ tế diễn ra từ 23h ngày 13 đến 2h sáng ngày 14. Sáng ngày 14, trước sự đông đủ của bà con ở sân đình, các cụ sẽ công bố điểm thi xem lợn của xóm nào đẹp và có quà tặng. Sau đó, từng xóm lại khiêng lợn về và xẻ thịt, chia phần cho từng hộ trong xóm của mình.

Những hình ảnh xung quanh lễ hội:

Khoảng 13h, các thanh niên trai tráng cùng nhau đón “ông lợn” về nhà đăng cai của mỗi xóm
Khoảng 13h, các thanh niên trai tráng cùng nhau đón “ông lợn” về nhà đăng cai của mỗi xóm.
Người dân tập trung trang trí cho “ông lợn”. Mỗi “ông” nặng khoảng gần 2 tạ
Người dân tập trung trang trí cho “ông lợn”. Mỗi “ông” nặng khoảng gần 2 tạ.
“Ông lợn” được trang trí hoàn chỉnh để chuẩn bị đưa đi tế
“Ông lợn” được trang trí hoàn chỉnh để chuẩn bị đưa đi tế.
Tại đình, người dân háo hức xem múa rồng
Tại đình, người dân háo hức xem múa rồng.
: Khoảng 18h, lễ rước bắt đầu. Các xóm nhộn nhịp rước kiệu lợn ra đình. Cả xã chìm ngập trong ánh đèn lồng rực rỡ, cùng tiếng trống chiêng tưng bừng của lễ hội. Đi đầu lễ rước của mỗi xóm là 2 lá cờ đại, rồi chiêng trống, bát âm, bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả,... Đi sau cùng là lễ lợn được trang trí rực rỡ do các thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng khiêng
Khoảng 18h, lễ rước bắt đầu. Các xóm nhộn nhịp rước kiệu lợn ra đình. Cả xã chìm ngập trong ánh đèn lồng rực rỡ, cùng tiếng trống chiêng tưng bừng của lễ hội. Đi đầu lễ rước của mỗi xóm là 2 lá cờ đại, rồi chiêng trống, bát âm, bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả,... Đi sau cùng là lễ lợn được trang trí rực rỡ do các thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng khiêng.
Hàng nghìn người dân cùng khách thập phương chen chúc nhau xem lễ rước lợn
Hàng nghìn người dân cùng khách thập phương chen chúc nhau xem lễ rước lợn.
Tấp nập lễ rước 'ông lợn' ở La Phù ảnh 8
Khi vào trong đình, người dân chen chúc xem dâng lễ
Khi vào trong đình, người dân chen chúc xem dâng lễ.
Khi đến đình, bàn độc của các xóm được xếp dọc hai bên sân đình ngoài và sân đình trong, riêng lễ lợn được khiêng vào đại đình và hậu cung để các cụ bô lão làm lễ
Khi đến đình, bàn độc của các xóm được xếp dọc hai bên sân đình ngoài và sân đình trong, riêng lễ lợn được khiêng vào đại đình và hậu cung để các cụ bô lão làm lễ.
Tất cả 17 “ông lợn” của các xóm được rước vào trong đình
Tất cả 17 “ông lợn” của các xóm được rước vào trong đình.

Nguyễn Thị Sự

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.