Tập đoàn MHG khẳng định tiềm năng từ thương hiệu sâm Ngọc Linh

0:00 / 0:00
0:00
Được kỳ vọng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam hậu Covid, ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thương hiệu sâm Ngọc Linh “Quốc bảo” của Việt Nam.

Thương hiệu sâm Ngọc Linh thu hút các nhà đầu tư tại Việt Nam

Đại dịch Covid đã và đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những dư chấn về kinh tế không mấy khả quan, vẫn có một số lĩnh vực đầu tư mới theo đó cũng được khai thác một cách hiệu quả và có những dấu hiệu phát triển tích cực. Trong đó, lĩnh vực thực phẩm chăm sóc sức khỏe nhận được sự quan tâm hơn cả từ các nhà đầu tư bởi nhu cầu khổng lồ từ thương hiệu sâm Ngọc Linh – loại nhân sâm được chứng minh với dược tính cao hơn cả nhân sâm của Hàn Quốc, có nguồn gốc tại Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về đầu tư như thế.

Tập đoàn MHG khẳng định tiềm năng từ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 1

Trong số các nhà đầu tư trồng và khai thác sâm Ngọc Linh Việt Nam nổi bật phải kể đến Tập đoàn sâm Ngọc Linh Mỹ Hạnh (viết tắt MHG). Bắt đầu có mặt trên thị trường từ năm 2017, đến nay tập đoàn MHG đã đưa vào triển khai hàng loạt các dự án MHG Farm nhằm khai thác giá trị kinh tế từ sâm Ngọc Linh. Sự thành công và tạo được dấu ấn trên thị trường của các dự án này đã góp phần đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh Việt Nam trở thành một trong những cái tên có giá trị trên thị trường nhân sâm quốc tế.

Nhận định về giá trị kinh tế từ thương hiệu sâm Ngọc Linh MHG

Được tìm thấy lần đầu tiên tại vùng núi Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam năm 1985, sâm Ngọc Linh tập trung nhiều ở chân núi của những ngọn núi có độ cao trung bình từ 1700-2000m, nơi có lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50m, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng. sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.

Theo kết quả nghiên cứu từ Bộ Y tế Việt Nam, sâm Ngọc Linh có tới 52 loại saponin, trong đó có 26 loại chưa xác định. Chỉ số này ở sâm Hàn Quốc và Triều Tiên là hai loại sâm thượng hạng trên thế giới nhưng chỉ chứa khoảng 25 loại saponin (sâm tươi), hoặc 32 loại saponin (sâm khô) khác nhau. Từ nghiên cứu này có thể dễ dàng kết luận, giá trị sử dụng của sâm Ngọc Linh Việt Nam cao hơn so với các sản phẩm nhân sâm hiện lưu trên thị trường toàn cầu.

Tập đoàn MHG khẳng định tiềm năng từ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 2

“Sâm Ngọc Linh là một loại nhân sâm quý hiếm top đầu thế giới và thuần chủng Việt 100%. Do vậy, bên cạnh những dược tính đã được chứng minh, lý do khiến chúng tôi tập trung dồn lực đầu tư với tham vọng đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh ra đấu trường quốc tế chính là lòng tự hào dân tộc. sâm Ngọc Linh chính là quốc bảo của Việt Nam. Và sứ mệnh của chúng tôi là lan truyền giá trị này đến toàn thế giới, không chỉ trong nước.”- Đại diện tập đoàn MHG chia sẻ.

Nằm trong chiến lược và tầm nhìn phát triển dài hạn, MHG đang liên kết với các đơn vị trồng sâm đã được cấp phép tại Quảng Nam để đầu tư vườn trồng sâm Ngọc Linh. Năm 2021, đơn vị đã trồng thành công 30.000 gốc sâm Ngọc Linh và kế hoạch 2022 sẽ đạt 260.000 gốc. Bên cạnh đó, MHG cũng tập trung phát triển khu nghỉ dưỡng sinh thái tại Măng Đen – Kon Plông – Kon Tum, trong đó có các vườn trồng sâm và đa dạng dược liệu. Kế hoạch vào tháng 03/2022 MHG sẽ tiến hành trồng thử nghiệm 30.000 gốc sâm Ngọc Linh tại đây.

“Với giá trị cốt lõi Thương hiệu hàng đầu – Chất lượng hàng đầu – Sự lựa chọn hàng đầu, sản phẩm sâm Ngọc Linh MHG được sản xuất tại nhà máy quy mô với công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín nhằm đảm bảo cho ra đời những dòng sản phẩm hoàn hảo về chất lượng và trọn vẹn giá trị dinh dưỡng vì sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh tại Măng Đen là một trong những kế hoạch hoàn toàn khả thi nằm trong các dự án phát triển dài hạn của chúng tôi.”-Đại diện tập đoàn MHG cho biết.

Với mong muốn tất cả các đối tượng khách hàng đều có thể sử dụng các sản phẩm chất lượng bởi thương hiệu sâm Ngọc Linh MHG sản xuất, công ty chú trọng đầu tư 2 dòng sản phẩm chính: Sản phẩm từ sâm Ngọc Linh dành cho phân khúc khách hàng trung và cao cấp và Sản phẩm từ Hồng Đẳng Sâm dành cho phân khúc khách hàng phổ thông. Các sản phẩm này đều được thực hiện dựa trên các chứng nhận được cấp bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO số HT 1975-21(ngày 15/5/2021) và HA 382-21 (1/6/2021).

Bên cạnh đó, cùng với việc Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với loại sâm này. Theo đó, tập đoàn sâm Ngọc Linh MHG đã ký kết hợp tác thành công chiến lược chuyển giao công nghệ sâm VIKO Hàn Quốc. Đây là một dự án mà hai bên sẽ phối hợp trồng và nghiên cứu sâm Ngọc Linh của Việt Nam theo phương thức chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh và sản xuất các sản phẩm hiện có.

Ngoài ra, dự án sâm Ngọc Linh của tập đoàn MHG cũng gắn liền với trách nhiệm xã hội kể từ những ngày đầu ra đời. Theo đó, MHG đã tạo ra 200 việc làm cho lao động trực tiếp thông qua các dự án trồng sâm tính đến thời điểm hiện tại. Giúp gia tăng thu nhập trung bình của người lao động phổ thông tại núi Ngọc Linh dao động từ 10tr đến 14tr/tháng. Góp phần cải thiện đời sống và an sinh xã hội.

Nâng tầm giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh tại Việt Nam và Quốc tế

Có thể thấy, với những giá trị dược tính quý hiếm, cùng hàng loạt các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện từ Chính phủ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng thời, việc phát triển thành công thương hiệu sâm Ngọc Linh của tập đoàn MHG còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá và nâng cao giá trị của sâm Ngọc Linh “made in Việt Nam” ra đấu trường Quốc tế, đây chính là “trọng trách Quốc gia” mà tập đoàn MHG được giao phó.

MỚI - NÓNG
Từ 1/7/2024, áp quy định giá tối đa sách giáo khoa
Từ 1/7/2024, áp quy định giá tối đa sách giáo khoa
TPO - Bộ GD&ĐT vừa có chỉ đạo về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với năm học mới 2024 -2025. Trong đó thông tin, đơn vị đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024.