Tảo đỏ là thực vật có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. |
Theo nghiên cứu, tảo đỏ là loài thực vật sống sâu dưỡi lòng đại dương với hàng ngàn loài tảo khác nhau. Tảo đỏ vừa là thực vật có chứa hàm lượng khoáng chất như protein, enzyme và chất xơ, vừa là sinh vật hấp thụ chất diệp lục qua bước sóng dưới lòng đại dương.
Các chuyên gia cho biết, tảo đỏ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể chống lại một số loài virus.
Hiện nay, tảo đỏ được khai thác nhiều ở Nhật Bản, xứ sở của những thực vật biển.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tảo đỏ còn có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol và chất béo trong máu. Chính vì thế, tại một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, tảo đỏ là thực phẩm được sử dụng rất rộng rãi.
'Vị cứu tinh' cho sinh lý nam giới
Một phát hiện mới về tảo đỏ hiện đang khiến giới y học phát triển mạnh, đó là tảo đỏ có tác dụng lớn trong việc cứu chữa các bệnh “khó nói” ở nam giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tảo đỏ, có chứa hàm lượng NO (viết tắt của Nitric Oxide) rất cao, có tác dụng hỗ trợ “cậu nhỏ” khỏe mạnh trong những lần “lâm trận”.
Tảo đỏ trở thành loài thực vật có tác dụng lớn cho sinh lý nam giới. |
Chất NO có trong tảo đỏ chính là một chất hữu cơ có tác dụng kích thích hormone tăng trưởng, kích thích tuyến giáp, cải thiện khả năng sinh sản, giảm rối loạn cương dương…
Hiện nay, một số nước từ châu Á đến châu Mỹ đang phát triển các sản phẩm liên quan đến tảo đỏ nhằm hỗ trợ nam giới “lấy lại sức mạnh ở chốn phòng the”. Tảo đỏ bắt đầu được xem là “vị cứu tinh” của đấng mày râu giữa thị trường đầy rẫy sản phẩm tăng cường sinh lực.
Tại Việt Nam, theo thống kê tại Phòng khám Nam Khoa bệnh viện Bình Dân TP.HCM, từ năm 2000-2003, có trên 2.100 người (độ tuổi từ 18-78) tới khám vì liên quan đến bệnh này. Hiện nay, có khoảng 500-800/ tuần tới bệnh viện khám. Còn tại Khoa Nam học bệnh viện Việt Đức, mỗi ngày có tới hàng trăm người tới khám các bệnh có dấu hiệu của RLCD. Con số cụ thể ở từng độ tuổi là từ 41-50 chiếm 44%, trên 60 tuổi chiếm 57%. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc RLCD cũng tăng lên, cụ thể là từ 50-59 tuổi có nguy cơ bị RLCD gấp ba lần so với đối tượng khác. Tổng số người mắc bệnh RLCD theo thống kê mới nhất là 2 triệu người. (Tổng hợp) |
Tuấn Vũ