Tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu ứng phó các thách thức toàn cầu

Á - Âu ứng phó các thách thức toàn cầuChủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự ASEM 12. Ảnh: VGP
Á - Âu ứng phó các thách thức toàn cầuChủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự ASEM 12. Ảnh: VGP
TP - Theo thông tin từ  Bộ Ngoai giao Việt Nam, chiều 19/10, sau hai ngày làm việc, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 thông qua Tuyên bố Chủ tịch, khẳng định quyết tâm của các thành viên ASEM tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu, đồng thời đề ra những định hướng nâng tầm hợp tác ASEM trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, trong triển khai đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, ASEM tiếp tục là cơ chế hợp tác liên khu vực quan trọng để thúc đẩy các lợi ích, quan tâm về kinh tế, phát triển và an ninh cũng như nâng cao vị thế của đất nước.

Trước đó, sáng 19/10, tại Brussels, Bỉ, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 12 bắt đầu ngày làm việc thứ hai. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusker, các nhà lãnh đạo tiến hành phiên toàn thể đầu tiên với chủ đề “Cùng vun đắp tương lai: Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và kết nối bền vững”.

Các nhà lãnh đạo ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, thương mại tự do, mở và không phân biệt đối xử; cam kết chống lại mọi hình thức bảo hộ, phối hợp giải quyết các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, củng cố và cải cách WTO và tăng cường phối hợp chính sách với G20 và OECD.

Cũng trong sáng 19/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thủ tướng Singapore, Na Uy và Tây Ban Nha được mời phát biểu phát biểu dẫn đề tại phiên toàn thể thứ hai. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ba đề xuất quan trọng. Đó là, ASEM cần đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và ứng phó với các thách thức toàn cầu, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn; ASEM cần đi đầu triển khai các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, hợp tác Mekong - Danube, nỗ lực giảm chất thải nhựa ra đại dương; các thành viên phát triển trong ASEM hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch, chuyển sang nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, bao trùm gắn với đổi mới sáng tạo, ứng phó thách thức toàn cầu cần trở thành trọng tâm xuyên suốt của hợp tác ASEM. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương.

 
MỚI - NÓNG