Đầu tư cho toàn chuỗi gạo
Các sản phẩm gạo đóng túi chủ yếu của gạo A An |
Tập đoàn Tân Long bắt đầu gia nhập thị trường lúa gạo từ năm 2010. Hơn 10 năm, doanh nghiệp này để lại không ít dấu ấn nổi bật ở hoạt động xuất khẩu, tiêu biểu nhất phải kể đến các hợp đồng xuất gạo Japonica lớn nhất châu Á sang Hàn Quốc, xuất khẩu thành công các giống gạo chất lượng cao sang Mỹ và EU… Đây cũng là ngành hàng mà Tân Long đầu tư mạnh với nhiều mục tiêu và kỳ vọng tăng trưởng nhất.
Cánh đồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long vào mùa thu hoạch |
Giữa năm 2019, Tân Long giới thiệu sản phẩm gạo đóng túi A An. Năm 2020, tổng sản lượng gạo của toàn Tập đoàn đạt khoảng 355.000 tấn, tỷ trọng cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa gần như là 50-50. Đây là điều không nhiều doanh nghiệp vừa làm xuất khẩu, vừa bán nội địa có thể thực hiện được, đặc biệt là khi Tân Long chỉ mới phát triển gạo nội địa trong thời gian ngắn.
Nhà máy gạo Hạnh Phúc (đang trong quá trình xây dựng) được đầu tư với quy mô 191.000m2 và tổng số vốn hơn 65 triệu USD |
Theo ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long, thị trường lúa gạo nội địa giàu tiềm năng và phù hợp với hệ sinh thái nông nghiệp mà Tập đoàn đang xây dựng. Đây cũng là hướng đi lâu dài, hướng đến tầm nhìn phát triển bền vững. Bởi tìm mua gạo ngon, truy xuất nguồn gốc không phải là xu hướng ngắn hạn mà là nhu cầu thiết thực và ngày càng tăng cao. Do đó, cùng với việc tăng nhận diện thương hiệu của gạo A An, ông Trung kỳ vọng nâng mục tiêu lên 5-10% thị phần của gạo đóng túi chất lượng cao cả nước trong vòng 5 năm tới.
Xác định mục tiêu và phần lớn nguồn lực sẽ tập trung cho hoạt động nội địa, Tân Long đã và đang xây dựng một chuỗi hoàn chỉnh, từ kiểm soát giống gieo trồng trên cánh đồng; nguồn thu mua lúa ổn định nhờ hợp tác với nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã; hoạt động bài bản và có tính hệ thống gần 10 nhà máy xử lý sau thu hoạch và đóng gói gần vùng nguyên liệu. Đặc biệt, Tân Long đang đầu tư nhà máy gạo Hạnh Phúc với quy mô lớn nhất châu Á. Tất cả đều được đặt tại đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa gạo lớn nhất cả nước.
Gạo A An của Tập đoàn Tân Long cũng có tốc độ phát triển điểm bán khá ấn tượng với hơn 20.000 điểm bán chỉ sau 2 năm phát triển. Dự kiến, mạng lưới phân phối sẽ còn mở rộng hơn, tăng 4-5 lần hiện tại để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu 5 năm của mảng gạo nội địa nói chung, toàn ngành gạo nói riêng.
Cùng đó, Tập đoàn ứng dụng công nghệ Fintech vào quản trị dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng, phát triển các điểm bán hàng trực tuyến...nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tập trung gạo chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe
Theo đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”, phương thức sản xuất có sự chuyển đổi dần từ canh tác truyền thống dựa vào kinh nghiệm, sang canh tác theo quy trình kết hợp với chọn lọc kinh nghiệm lâu năm.
Từ đó tạo ra các sản phẩm truy xuất rõ ràng nguồn gốc, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp bao tiêu thu mua. Theo chia sẻ từ lãnh đạo Tân Long, trong công tác bao tiêu, Tập đoàn không ngại thu mua lúa với giá cạnh tranh và sẵn sàng chia sẻ rủi ro mùa vụ với nông dân, để đôi bên có được sự cam kết cao nhất về quy trình canh tác chuẩn và nói không với lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Tân Long cũng chủ trương tập trung vào nhóm các sản phẩm đặc sản địa phương, phù hợp với thổ nhưỡng trồng trọt để loại bỏ dần thuốc bảo vệ thực vật. Các mặt hàng chính của gạo A An là nhóm gạo thơm, gạo đặc sản, gạo lúa tôm và gạo organic như Jasmine, Japonica, nhóm đặc sản Sóc Trăng ST21, ST24, ST25.
Khi chuỗi sản xuất lúa gạo ngày càng hoàn thiện, Tân Long sẽ tăng cường phát triển hoạt động liên kết sản xuất - tiêu thụ với nông dân và các tổ chức nông dân thông qua Sở NN&PTNT tại từng địa phương. Tập đoàn chọn lọc các giống lúa để đặt hàng nông dân sản xuất, rồi thu mua; tham gia tập huấn nông dân và cử đội ngũ kỹ nông nghiệp bám ruộng hỗ trợ nông dân suốt mùa vụ…
Gạo A An của Tập đoàn Tân Long cũng có tốc độ phát triển điểm bán khá ấn tượng, với hơn 20.000 điểm bán chỉ sau 2 năm phát triển. Dự kiến mạng lưới phân phối sẽ còn mở rộng hơn, tăng 4-5 lần hiện tại để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu 5 năm của mảng gạo nội địa nói chung, toàn ngành gạo nói riêng.
Điều này sẽ góp phần vào việc hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho nông dân, bảo vệ sức khỏe cho bản thân người trồng lúa và người tiêu dùng, tham gia hiệu quả vào thị trường lúa gạo toàn cầu.
Chia sẻ hạt gạo nghĩa tình
Không chỉ là Tập đoàn hàng đầu trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo ở Việt Nam, Tân Long là đơn vị có nhiều hoạt động thiện nguyện tích cực trong mùa dịch.
Thông qua chương trình “Hạt gạo nghĩa tình”, doanh nghiệp đã đồng hành cùng Mặt trận Tổ quốc tại nhiều tỉnh thành và các đơn vị khác trao tặng hơn 1.300 tấn gạo, máy thở và những phần quà thiết thực đến lực lượng chống dịch tuyến đầu, người dân tại các khu phong tỏa, cách ly và người dân khó khăn ở nhiều địa phương trên cả nước.