>> Ai bảo vệ hơn 1.000 cây sưa bạc tỷ?
Cây sưa ở số 35 Thuốc Bắc (Hà Nội) suýt bị làm thịt |
Chỉ thị yêu cầu tạm thời dừng việc xuất bán, tiêu thụ loại gỗ sưa là tang vật của những vụ vi phạm hành chính và vụ án hình sự cho đến khi lập lại được trật tự trong quản lý, bảo vệ rừng gỗ sưa.
Mặt khác, Bộ yêu cầu thống kê ngay các loài cây và diện tích trồng (đối với rừng tập trung) các loài cây, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nhóm IA, trong đó có cây gỗ sưa, của các tổ chức, cá nhân, gia đình, được trồng qua các năm tại địa phương.
Bộ còn yêu cầu thống kê khối lượng gỗ sưa, các loại là tang vật của các vụ vi phạm hành chính, vụ án hình sự trên địa bàn để báo cáo lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Bộ.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, một số địa phương như Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, và Quảng Bình, v.v..., tình hình khai thác trái phép gỗ sưa (từ gốc, đến rễ, cành, ngọn, các loại mảnh vụn) từ rừng tự nhiên diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát cả việc vận chuyển.
Tại một số địa phương khác, một số người tự gây trồng được loài gỗ quý này đã tự khai thác cây dù chúng chưa đến tuổi khai thác do biết giá trị cao của cây.
Bộ NN&PTNT yêu cầu giám đốc các Sở NN&PTNT tỉnh thành thực hiện nghiêm túc các quy định và nghiêm cấm khai thác, khai thác tận dụng, tận thu gốc, rễ, cành, ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên dưới mọi hình thức.
Ngoài ra Bộ còn đề nghị tổ chức đánh giá tình trạng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các địa phương để có phương án quản lý, bảo vệ các khu rừng có loài cây gỗ sưa.