“Tái hòa nhập” cho người nghiện ma túy

0:00 / 0:00
0:00
Qua nhiều thập kỷ, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia tốn không ít công sức đề tìm phương pháp cai nghiện hiệu quả. Tới nay, quan điểm, thái độ với người nghiện ma túy đã có những thay đổi đáng kể theo hướng hiểu đúng bản chất về nghiện và tái nghiện hơn. Mặc dù vậy, hiểu rõ, hiểu cụ thể hơn về bản chất nghiện chính là một nhận thức quan trọng nhằm cai nghiện hiệu quả trước bối cảnh ma túy vẫn là hiểm họa không chỉ với nước ta.
“Tái hòa nhập” cho người nghiện ma túy ảnh 1

Các chuyên gia của Viện PSD tư vấn cho học viên điều trị cai nghiện tại Viện

Cụ thể hơn về bản chất “nghiện” để có cách hỗ trợ người tái nghiện ma túy

Có một nghiên cứu khoa học mang cái tên “lạ”: “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” được tổ chức Hội thảo ngày 26/11/2014, tại Hà Nội (với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm, các nhà khoa học và đại diện nhiều cơ quan hữu quan). Công trình khoa học này được khởi xướng từ một cá nhân từng nghiện ma túy 6 năm, tái nghiện nhiều lần và đã cai nghiện thành công - ông Lê Trung Tuấn.

Nghiên cứu trên là tiền đề của đề tài khoa học: “Nghiên cứu nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ở người cai nghiện ma tuý” đã được ông Tuấn và các cộng sự bảo vệ xuất sắc năm 2015 và sau này chính là “Phương pháp chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” của Viện nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy (Viện PSD). Đây là công trình được ông Lê Trung Tuấn cùng các nhà khoa học Tâm lý học, Xã hội học, Y học…. nghiên cứu, hoàn thiện; Chính phủ khuyến khích ứng dụng, đã đạt được thành công khả quan.

Điểm mới của các nghiên cứu đó là đã chỉ ra được, phân loại rõ 4 nhóm nguyên nhân cụ thể dẫn tới hành vi nghiện và tái nghiện ma tuý: nhóm nguyên nhân từ các hình ảnh trực quan; nhóm các cảm xúc; nhóm tình huống và hành vi nguy cơ; nhóm nguyên nhân do trò chuyện về ma túy (ngôn ngữ). Nghiên cứu đã chỉ ra được các tác nhân trong mỗi nhóm có mức độ ảnh hưởng khác nhau như thế nào trong việc thôi thúc hành vi tái sử dụng ma túy.

Xác định được nguyên nhân gây tái nghiện có thể nói là bước tiến mới về mặt khoa học bởi từ đó có thể đưa ra các kiến nghị, các giải pháp ứng dụng nhằm giúp những con người lầm lỡ có thể đoạn tuyệt với ma tuý. Đây là cách hỗ trợ hiệu quả cho người nghiện, tái nghiện, mang lại cơ hội thực tế cho họ. Nghiên cứu đã mở ra những hướng đi mới trong công tác điều trị chống tái nghiện tại Việt Nam, khẳng định tinh thần thông điệp của Liên Hợp Quốc với toàn nhân loại: “Rối loạn do sử dụng ma túy có thể ngăn ngừa và điều trị được”.

Người nghiện cần “bận rộn có ý nghĩa”

Tâm điểm và cũng là mục tiêu của phương pháp từ Viện PSD nhằm giúp người nghiện “xóa” hoàn toàn sự lệ thuộc vào ma túy (đặc biệt là sự lệ thuộc tâm lý) thông qua việc được hướng dẫn giải tỏa căng thẳng tâm lý - nguyên nhân căn bản dẫn tới cơn thèm nhớ ma túy, tình trạng lệ thuộc vào ma túy (duy trì hành vi sử dụng ma túy thường xuyên, liên tục) và thông qua việc hỗ trợ, hướng dẫn người cai nghiện ma túy hình thành các kỹ năng sống mới, lành mạnh hơn để nói không với ma túy.

Nói cách khác, việc phục hồi người nghiện ma túy không chỉ nhằm giải quyết sự lệ thuộc về mặt thể chất, mà đặc biệt phải giải quyết sự lệ thuộc tâm lý, phục hồi các chức năng tâm lý và tái rèn luyện các kỹ năng sống tích cực một cách ổn định. Các nhiệm vụ phục hồi cụ thể bao gồm:

Hình thành niềm tin và ý chí quyết tâm cai nghiện cho học viên.

Giải quyết các rối loạn thể chất và rối loạn tâm lý do sử dụng ma túy.

Huấn luyện các kĩ thuật để tự vượt qua các tình huống căng thẳng dẫn đến tái sử dụng ma túy, giảm sức hút ma túy trong trí nhớ.

Phục hồi cảm xúc, hình hành kỹ năng phân biệt những cảm xúc tích cực và tiêu cực giúp học viên biết tự điều chỉnh cảm xúc khi xử lý các vấn đề cá nhân và xã hội.

Xác định rõ công việc, nghề nghiệp đồng thời khôi phục các mối liên hệ xã hội tích cực.

Khôi phục, đào tạo các kỹ năng lao động và học tập.

Rèn luyện ý thức trách nhiệm với bản thân và hành vi xã hội đúng đắn.

Tất cả những cách thức để phục hồi cho người nghiện đó trên thực tế chính là tạo ra một môi trường thích hợp, một bối cảnh “bận rộn” với các mục tiêu rõ ràng, giống như một kế hoạch được sắp xếp cho tình huống, tình trạng của họ. Quá trình xử lý, nỗ lực đạt từng mục tiêu là quá trình giúp người nghiện dồn tâm trí, năng lượng vào các giá trị có ích do mục tiêu đem lại, có nghĩa thành quả của nỗ lực làm nên sức mạnh nội tâm. Chỉ có như vậy, sức mạnh ý chí của bản thân người nghiện mới được củng cố một cách thật sự, do vậy mới có thể đẩy lùi cơn thèm nhớ ma túy theo hướng triệt để hơn, thành công hơn.

Sự linh hoạt trong phương pháp này còn thể hiện: Viện PSD hỗ trợ học viên bằng hình thức trị liệu ngoại trú, tạo điều kiện tối đa về mặt tự do cá nhân cho họ đồng thời vẫn đạt được mục tiêu “cai nghiện thành công”. Đây là một hình thức can thiệp đang được kỳ vọng về tính hiệu quả trong bối cảnh các khó khăn hiện nay của công tác cai nghiện và chống tái nghiện. Học viên là những người đã được cắt cơn, giải độc ma túy và phục hồi thể chất từ 1-3 tháng sẽ được làm việc riêng với chuyên gia 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần 1,5 - 2 giờ, thời gian trung bình là từ 2,5 đến 3 tháng, hoặc cũng có thể dài hơn, tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến tiến trình trợ giúp như động cơ tham gia tiến trình, trình độ nhận thức, khả năng ghi nhớ và lĩnh hội kiến thức, thói quen mới…

Sau mỗi buổi làm việc, học viên trở về với môi trường sống thực tế của mình, nơi họ tự thực hiện các chỉ dẫn của chuyên gia, gắn những kỹ năng đạt được vào tình huống cuộc sống thực tế. Bằng cách này mà củng cố một loạt các hành vi mới lành mạnh, loại bỏ hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, với những học viên có mức độ nghiện nặng hoặc động cơ cai nghiện chưa mạnh mẽ thì họ có thể cần phải tham gia trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy nội trú trong khoảng 1-2 tháng đầu tiên trước khi thực hiện trị liệu ngoại trú.

Viện Nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: 1488/QĐ-LHHVN ngày 22/12/2020) tiền thân là Trung tâm nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy. Viện PSD mang sứ mệnh “Đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy”.

Với 8 năm hình thành và phát triển, Viện đã xây dựng đội ngũ nhân nhân sự gồm các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành về nhiều lĩnh vực: Tâm lý học, Xã hội học, Y học… có nhiều năm kinh nghiệm, từng đảm trách những vị trí cấp cao trong các Bộ, ban, ngành thuộc nhiều lĩnh vực: Giáo dục, nghiên cứu, đào tạo. Bên cạnh đó, Viện luôn có sự đầu tư về trang thiết bị, quy trình nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất và luôn đảm bảo các dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao.

Bảo vệ xuất sắc đề tài nghiên cứu “Chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” tháng 8/2016.

Tổ chức biên soạn Bộ sách “Kỹ năng phòng chống ma túy” cho 04 đối tượng: Học sinh THCS, THPT, phụ huynh, giáo viên, cản bộ quản lý giáo dục, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại quyết định số: 4642/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2020.

MỚI - NÓNG
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
TPO - Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt Nam trên internet. Theo đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” cùng từ lóng “đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới” gây bão tìm kiếm. “Bão Yagi” và “giá vàng” dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất.