TPO - Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), các công đoàn địa phương và ngành cho rằng, quy định lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần là quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và thực tiễn của lao động nữ. Mức hưởng và thời gian hưởng thai sản hiện nay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người mẹ sinh con. Vì vậy, các quy định này cần phải sửa.
TPO - Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải đã nói như vậy khi phân tích về chế độ thai sản quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung chế độ với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, với mức hưởng 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh. Đặc biệt, dù được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm tiền, khoản hỗ trợ này từ nguồn ngân sách nhà nước, với tổng chi khoảng hơn 170 tỷ đồng/năm.
Hiện nay, mức trợ cấp thai sản đang ở mức 2.600.000 đồng, nhưng đến thời điểm tăng lương cơ sở (ngày 1/7/2018) theo nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, thì mức trợ cấp thai sản sẽ là 2.780.000 đồng (tăng 6,9%). Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.