TP - Từ ngày 4 - 6/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công thương, kiểm toán, văn hóa thể thao và du lịch. Với tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn, rõ vấn đề”, các đại biểu kỳ vọng phiên chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm. Báo Tiền Phong ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về phiên chất vấn này.
TP - Bắt đầu từ hôm nay (6/11), Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày liên tục, tiến hành chất vấn xoay quanh việc thực hiện lời hứa của các “tư lệnh ngành”. Phiên chất vấn trong kỳ họp cuối năm này có một số điểm nổi bật mới. Thay vì chỉ tập trung vào một số bộ trưởng như các kỳ trước, thì lần này, các ĐBQH có thể chất vấn bất kỳ bộ trưởng nào. Điều này đòi hỏi bản lĩnh và sự am hiểu toàn diện về chuyên môn của các thành viên Chính phủ.
TPO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu cân nhắc, lựa chọn, mỗi lần chất vấn chỉ nêu một hoặc vài vấn đề mà đại biểu tâm đắc nhất; nêu câu hỏi gọn, rõ ràng để các bộ trưởng, trưởng ngành có thể nghe được, lĩnh hội được nhanh nhất.
TPO - Chiều 15/11, phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, sau 21 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
TPO - Chiều 15/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Qua đó, Quốc hội giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 lĩnh vực xây dựng, nội vụ, thông tin truyền thông và thanh tra.
TP - TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, việc Quốc hội lựa chọn bốn lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông, nông nghiệp để chất vấn là rất đúng và trúng về các vấn đề, lĩnh vực mà cử tri và nhân dân rất quan tâm.
TP - “Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cấp phó càng ít, công việc càng hiệu quả. Nhiều nước, tổng thống, hay thủ tướng chỉ có một cấp phó. Vấn đề là phải đề cao trách nhiệm của bộ trưởng. Anh phải chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu ngành, không phải tất cả cứ đẩy lên Chính phủ hay Thủ tướng”, TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao đổi với Tiền Phong.
TPO - Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, có biện pháp để công dân trở về địa phương giải quyết, không để công dân tập trung khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
TPO - "Mục đích của văn bằng, chứng chỉ, đây là chúng ta tuân thủ theo quy định của Đảng và Nhà nước trong tiêu chuẩn 89 - 90. Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương không đặt ra một tiêu chuẩn gì ngoài quy định”, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời câu hỏi của đại biểu Võ Thị Như Hoa về thực trạng cán bộ, công chức, viên chức đang tham gia rất nhiều lớp bồi dưỡng sau khi được tuyển dụng. Và có hay không chính sách đào tạo, phân tán theo tiêu chuẩn, trùng lặp nội dung là để nuôi các cơ sở đào tạo?
TPO - Trong 3 ngày 6 - 8/11, kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIV sẽ chất vấn Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ và Thông tin truyền thông. Như thường lệ, điều hành phiên chất vấn là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
TP - Theo chương trình nghị sự, trong tuần này Quốc hội dành trọn trong ba ngày (6 - 8/11) tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
TPO - Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (khai mạc ngày 21/10/2019, dự kiến bế mạc ngày 21/11/2019), Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án Luật.
TPO - Hai tư lệnh ngành chuẩn bị được chất vấn tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới đây là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).